Trước mỗi kỳ Đại hội thể thao nói chung và Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA GAMES) nói riêng,kq bd cup fa anh lựa chọn linh vật nào luôn là một chủ đề sôi nổi. Với các SEA GAMES, kể từ năm 1989 tại Kuala Lumpur, Malaysia đến nay, mỗi kỳ đều lựa chọn một biểu tượng vui nhộn, thể hiện rõ nét văn hoá của quốc gia đăng cai và tính chất thể thao của thời kỳ đó. Năm 1989, Kuala Lumpur lựa chọn linh vật là một chú rùa (chắc hẳn nước bạn có cùng câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa như Việt Nam chăng?). Năm 1991, Manila lựa chọn một con gà chọi. Năm 1993, SEA GAMES được tổ chức tại Singapore và linh vật không khó đoán: Một chàng sư tử… Năm 2003, Việt Nam đăng cai SEA GAMES 22 và các sự kiện diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có chung linh vật Trâu Vàng – loại gia súc gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung. Linh vật đa phần là một con, nhưng cũng có khi là một đôi: như cặp voi trắng Champa và Champi tượng trưng cho đất nước Triệu voi đã được nước bạn Lào lựa chọn. Hay năm 2011, Indonesia sử dụng linh vật là cặp rồng Komodo: Chú rồng Modo và cô rồng Modi. Tương tự, Myanmar đã chọn một cặp cú - vốn được coi là bùa may mắn trong truyền thống Myanmar - Shwe Yoe (cú trống) và Ma Moe (cú mái).
Linh vật SEA GAMES 29 (năm 2017) là hổ Mã Lai (Rimau). Thiết kế này được lựa chọn trong 174 tác phẩm dự thi tại cuộc thi biểu tượng SEA GAMES 29.
Năm 2019, SEA GAMES lần thứ 30 sẽ được tổ chức tại 4 thành phố lớn của Philippines là New Clark City, Subic, Manila và Tagaytay. Linh vật đã được lựa chọn là Pami, rất gần với từ “Pamilya” trong tiếng Philippines, nghĩa là “gia đình”. Trong tiếng Ai Cập, Pami còn có nghĩa là “con mèo”. Thực tế thì Pami của SEA GAMES 30 chẳng giống con mèo tý nào. Đó là một linh vật đáng yêu với khuôn mặt cười trắng tinh, mắt đen; tay, chân, tai… có màu vàng, xanh, đỏ ngộ nghĩnh. Nom cũng rất dễ thương, nhưng Pami bị nhận xét là quá đơn điệu, không có nét gì độc đáo, tiêu biểu cho nước chủ nhà Philippines. Có tờ báo đã ví Pami với trái bóng Giáng sinh, thậm chí với… món tráng miệng Bilo-bilo (gần giống chè trôi nước, bột báng, nước cốt dừa; có lẽ vì màu trắng sữa của nước cốt dừa chăng?); không tạo được nhiều nguồn cảm hứng cũng như sức thu hút đặc biệt đối với sự kiện.
Nước chủ nhà, dẫu sao, cũng đã đưa ra quyết định. Và các quốc gia Đông Nam Á cũng nên trân trọng sự hào hiệp của Phillipnes khi đứng ra gánh vác trọng trách tổ chức sự kiện này sau khi Brunei – quốc gia tổ chức SEA GAMES 30 theo nguyên tắc luân phiên - từ chối. (Do đã lên kế hoạch làm chủ nhà của SEA GAMES vào năm 2021, nên Việt Nam cũng đã từ chối đăng cai SEA GAMES 30).
Có lẽ cũng không còn sớm để Việt Nam suy nghĩ, lựa chọn linh vật cho SEA GAMES 2021, góp phần làm cho sự kiện này được tổ chức tốt đẹp nhất có thể.