Tại một cuộc tọa đàm nhà báo với MXH do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam đã được Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ 1/1/2019. Quy tắc quy định 4 việc người làm báo cần làm,ầncótráchnhiệmkhithamgiamạngxãhộkèo nhà cái com 8 việc người làm báo không được phép làm khi tham gia mạng xã hội (MXH); đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi triển khai thực hiện, trách nhiệm của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp trong việc xem xét khen thưởng, kỷ luật đối với người làm báo trong quá trình thực hiện Quy tắc này. HNBVN hy vọng, việc ban hành, áp dụng Quy tắc sẽ góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn, bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam… Nhiều nhà báo và cơ quan báo chí cũng mong như vậy, nhất là trong bối cảnh vốn đã có quá nhiều những câu chuyện liên quan đến đạo đức người làm báo gây bức xúc dư luận cũng như làm tổn hại hình ảnh báo chí và người làm báo Việt Nam. Thế nhưng, dù đã quán triệt, đã thông tin khá rộn ràng, song trên MXH vẫn thấy các nhà báo “chém gió” ào ào đủ thứ. “Phán xét”, “dạy dỗ” chống tham nhũng với những thông tin võ đoán, chung chung, cho dù bản thân nhà báo chém gió ấy có nhân cách ai cũng biết là “rất nản”; hoặc chia sẻ, luận bàn, nhiễu nhại những thông tin đang gây bức xúc dư luận mà các cơ quan chức năng đang quá trình làm rõ, khiến cho vấn đề ấy bị nhìn một cách rất phiến diện, thậm chí có khi bị đẩy đi xa với ý đồ chủ quan nhuốm màu chính trị. “Nhẹ nhàng” hơn thì đăng tải, chia sẻ những hình ảnh, những thông tin thô thiển, tục tĩu mà có khi những người bình thường nghe/xem cũng thấy sượng sùng, khó chịu… Vậy mà, rất lạ là gần như chưa thấy ai bị xử lý gì. Có những chuyện thấy sai, thấy bịa sờ sờ, như chuyện Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị “đứng canh thùng phiếu”, chuyện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “yêu cầu nam cán bộ công chức mặc áo dài đi làm”, sau khi được chứng minh bức ảnh “canh thùng phiếu” chỉ là 1 tích tắc cắt từ clip rồi tung ra để xuyên tạc; sau khi được bạn bè từ Huế báo cho (người viết & phát tán) rằng không hề có chuyện UBND tỉnh yêu cầu nam cán bộ công chức mặc áo dài khi đi làm… thì người đăng, chia sẻ, chém gió vẫn thấy trơ trơ, không cần xóa, chẳng cần đính chính, xin lỗi (!) Mọi công dân cần có trách nhiệm khi tham gia MXH; các nhà báo khi tham gia MXH lại càng phải có ý thức về điều này hơn nữa, bởi dù ít dù nhiều, họ là người có tên tuổi, là người có ảnh hưởng đến công chúng. Chỉ khi tham gia có trách nhiệm thì MXH mới giúp cho đất nước, cho xã hội ngày càng bình yên, lành mạnh, phát triển tốt đẹp thêm lên. Bằng không thì hiệu ứng sẽ ngược lại. Quy tắc sử dụng MXH đã có, Hội đồng xử lý vi phạm ở các cấp hội cũng đã thành lập, tuy nhiên, quan trọng và sát sườn nhất, theo thiển ý của chúng tôi, là lãnh đạo các cơ quan báo chí phải xây dựng nội quy và có thái độ nghiêm túc, kiên quyết với người của cơ quan mình trong vấn đề này. Chỉ cần một thao tác ấy thôi, câu chuyện chắc chắn sẽ lập tức biến chuyển. Còn với những trường hợp “vượt tầm kiểm soát” của cơ quan báo chí, cơ quan chức năng hãy vào cuộc, xử nhanh, xử nghiêm như đã xử các trường hợp vi phạm dịp COVID-19. Sức răn đe hẳn cũng sẽ lan tỏa rộng khắp và nhanh chóng. Tôn trọng quyền cá nhân, tôn trọng sự khác biệt nhưng không có nghĩa là ai đó được phép lợi dụng quyền cá nhân, quyền khác biệt để xúc phạm, xâm phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Quốc có quốc pháp! Bất kỳ đất nước nào cũng đều có luật pháp của đất nước mình. Và mọi công dân đều phải có nghĩa vụ thượng tôn pháp luật, không có ngoại lệ! Bài, ảnh:Hiền An |