Ngày 17/10/2018,ùithờihạntáixuấtbắtbuộclúamìnhậpkhẩucónhiễmhạtcỏkếđồkết quả bóng đá 24 giờ Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức với các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu (NK) để bàn giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng lúa mì NK từ các nước nhiễm cỏ kế đồng.
Theo Cục BVTV, trước đó cục đã có văn bản gửi các DN NK lúa mì thông báo từ tháng 5/2018 đến nay đã phát hiện tới 1,6 triệu tấn lúa mì nhập về Việt Nam có hạt kế đồng. Đây là sinh vật ngoại lai nguy hiểm, lây lan nhanh trên thế giới, nếu vào Việt Nam sẽ đe dọa sản xuất nông nghiệp, cánh cửa xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ bị các nước đóng lại. Vì vậy, từ ngày 1/11 sắp tới, Cục BVTV bắt buộc tái xuất các lô hàng có cỏ kế đồng.
Tuy nhiên, theo các DN nhập khẩu lúa mì về Việt Nam lên tiếng cho rằng, lệnh buộc các lô lúa mì nhập về Việt Nam có nhiễm hạt cỏ kế đồng, từ ngày 1/11/2018, sẽ phải tái xuất là quá đột ngột, gây thiệt hại nặng nề cho DN.
Do vậy, tại cuộc đối thoại, các DN đều đề nghị Cục BVTV xem lại cơ sở khoa học của lệnh cấm hoặc tái xuất và lùi thời hạn bắt buộc tái xuất như đã thông báo.
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, đến giờ phút này, Cục BVTV và Bộ NN&PTNT chưa có văn bản nào cấm nhập lúa mì mà chỉ thông báo cho DN.
“Chúng tôi chưa có bất cứ văn bản nào nói cấm hay ngừng NK các lô hàng lúa mì, chỉ yêu cầu các DN phối hợp để kiểm soát chặt chẽ, ngăn không để loại cỏ này xâm nhiễm vào Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2018 có khoảng 5 triệu tấn lúa mì nhập về thì chỉ có 1,6 triệu tấn có hạt cỏ, còn các lô khác không có thì vẫn NK bình thường. Nếu tình trạng khắc phục không được cải thiện, Cục BVTV sẽ kiên quyết yêu cầu tái xuất các lô hàng và đây là điều bình thường theo thông lệ, quy định của quốc tế” - ông Trung nói.
Tuy nhiên, sau cuộc họp, cuối cùng Cục trưởng Cục BVTV đồng tình việc lùi thời hạn áp dụng lệnh bắt tái xuất lúa mì NK có nhiễm hạt cỏ kế đồng.
“Tạm thời chưa áp dụng thời hạn là từ ngày 1/11/2018, còn thời điểm nào thì sẽ trình Bộ NN&PTNT” - ông Hoàng Trung nói.
Phúc Nguyên