Trong mấy năm gần đây,ântàiơihãyvềđâbảng xếp hạng bóng đá c3 với trào lưu chú trọng yếu tố con người phục vụ các mục tiêu phát triển, một số tỉnh đã đưa ra các chính sách chiêu mộ nhân tài, gọi nôm na là các "chương trình thảm đỏ". Nhưng lại có vẻ mắc phải "Địa phương chủ nghĩa". Ví như kêu gọi người Việt Nam về Việt Nam cống hiến cho Việt Nam. Người Nghệ An về Nghệ An cống hiến cho Nghệ An. Người Thanh Hoá về Thanh Hoá cống hiến cho Thanh Hoá. Người Quảng Nam về Quảng Nam cống hiến cho Quảng Nam. Người Bạc Liêu về Bạc Liêu cống hiến cho Bạc Liêu...Tất nhiên có kèm theo một số chính sách ưu đãi (so với lao động tại chỗ), phổ biến là về nhà ở và lương. Trải thảm đỏ thu hút nhân tài như nào?Ít có chương trình thảm đỏ kiểu đó thành công. Số người thu hút được không nhiều. Số người về nước, về quê mà thành công, phát huy được còn ít hơn nữa. Nước Úc chẳng thấy trải thảm gì, vậy mà "chôm" tận 12 trong số 13 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" của nước ta, làm cả nước "phát sốt" suốt cả tuần nay, đến hôm nay còn chưa "dứt cơn". Tại sao các chương trình thảm đỏ của nước ta không thành công? Nguyên nhân lớn nhất, trớ trêu, nằm ngay ở tính "địa phương chủ nghĩa" của chúng. Địa phương chủ nghĩa là cái thứ mà người tài rất ghét. Tài năng, tầm suy nghĩ và khả năng hoạt động của người tài vượt ra khỏi biên giới của xã, huyện,tỉnh và biên giới các nước. Người tài ham muốn khám phá và chinh phục những cái lớn, cái ở xa và, khi đi xa, họ thâm nhập vào các cộng đồng khác, nơi họ không muốn bị phân biệt đối xử vì gốc gác của họ. Vì thế, người tài ghét tính địa phương chủ nghĩa. Kêu gọi người tài về quê dựa trên tính địa phương chủ nghĩa là điều vô nghĩa. Người tài không có tính đó và đối lập với nó. Một chương trình thảm đỏ sẽ hiệu quả hơn khi vượt qua được tính địa phương chủ nghĩa, "săn" và thu hút người tài bất kể nguồn gốc địa phương, quốc tịch nào. Nếu Nghệ An muốn có nhiều kỹ sư, bác sỹ giỏi để nâng cấp công nghiệp, y tế của tỉnh, đừng nhằm vào người quê gốc Nghệ An, mà tất cả người Việt Nam, thậm chí cả người nước ngoài, nếu cần. Nếu đặt vấn đề như thế, Nghệ An sẽ thấy ngay sự cần thiết phải điều chỉnh chương trình thảm đỏ để nó thực sự hấp dẫn đối với các đối tượng mục tiêu đó. Khi đó, một kỹ sư quê ở Bạc Liêu sẵn sàng ra Nghệ An làm việc để có công việc và cuộc sống tốt hơn. Nghệ An cũng sẽ thấy nhu cầu từ bỏ tính địa phương chủ nghĩa để những người từ các tỉnh khác có thể làm việc hiệu quả và có cơ hội thành công ở Nghệ An. Hãy để người tài Nghệ An "trổ tài" ở những nơi khác và tạo điều kiện cho người tài quê khác "trổ tài" ở Nghệ An. Với các chương trình thảm đỏ quốc gia cũng tương tự, nếu có nhu cầu chiêu mộ các chuyên gia công nghệ, giáo sư đại học...đừng giới trong thế giới người Việt. Hãy "câu" người tài với bất kỳ quốc tịch nào, bằng các điều kiện hấp dẫn. Người Úc có từ chối người tài Việt Nam đâu, sao ta lại loại bỏ người tài khác quốc tịch? Ở Nhật Bản thời Minh Trị, 50% ngân sách hoạt động của Bộ Công nghiệp là để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài thì sao? Nhưng để sử dụng, làm việc hiệu quả với người tài khác quốc tịch, chính ta cũng phải thay đổi, nâng cấp mình lên rất nhiều để "đối vốn". Đừng bao giờ nghĩ chỉ cần trải thảm "câu" người tài về là xong, còn mình chẳng phải thay đổi gì cả. Người tài là đồng nghiệp giỏi, không bao giờ là người chỉ đi làm thuê. TSLương Hoài Nam |