【máy tính dự đoán bóng đá hôm nay】Tăng vòng quay tiền tệ, giảm cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng

时间:2025-01-26 00:31:15 来源:Empire777

Nhận diện

Vòng quay tiền tệ có nhiều công thức tính,ăngvòngquaytiềntệgiảmcungtiềnđểthúcđẩytăngtrưởmáy tính dự đoán bóng đá hôm nay nhưng có thể tính bằng phương pháp tương đối đơn giản, đó là:

Theo đó, vòng quay tiền tệ trong các thời kỳ 2016-2020 như sau.
VÒNG QUAY TIỀN TỆ 2016-2020 (Lần)

bieu do
Nguồn: Người viết tính từ cung tiền bình quân và GDP giá thực tế (Niên giám Thống kê 2019, 2020)

Theo đó, có thể nhận diện vòng quay tiền tệ dưới 2 góc độ. Ở góc độ thứ nhất, vòng quay tiền tệ của Việt Nam đã giảm liên tục. Theo Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Duy Tân (nghiên cứu 25/3/2015, công bố 13/9/2021), thì vòng quay tiền tệ đã giảm từ 4,97 lần năm 1992, xuống 1,67 lần năm 2003, 1,54 lần năm 2004, 1,35 lần năm 2005; theo tính toán của người viết (trong bảng trên) cũng đã giảm liên tục trong mấy năm gần đây.

Khả năng năm 2021 có thể tiếp tục giảm, vì tốc độ tăng GDP theo giá thực tế sẽ tiếp tục giảm và tốc độ tăng GDP theo giá thực tế sẽ tiếp tục thấp hơn do tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Thông lệ, trong điều kiện bình thường, vòng quay tiền tệ ở mức 1 lần để bảo đảm sự cân bằng giữa tiền và hàng hóa, dịch vụ.

Tác động

Nếu vòng quay tiền tệ lớn hơn 1 (hoặc cao hơn nữa), cung tiền (M2) tăng cao hơn lượng hàng hóa, dịch vụ (Q), thì giá (P) sẽ tăng cao, gây ra lạm phát cao - như đã xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã từ 1992 trở về trước, hay đã xảy ra trong thời kỳ 2004 - 2011. Nếu vòng quay tiền tệ quá thấp và giảm như hiện nay, sẽ gây ra tác động về 3 mặt.

Một mặt, cộng hưởng với các yếu tố khác sẽ làm cho lượng hàng hóa, dịch vụ (Q- tức là GDP tính theo giá so sánh) tăng thấp, nếu như cung tiền (M2) không tăng.

Mặt khác, nếu tăng cung tiền (M2), thì giá (P) sẽ tăng, mà không làm cho lượng hàng hóa, dịch vụ không tăng.

Trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, sẽ cộng hưởng làm cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ở trong nước (tức là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bị giảm 4,7%, nếu loại trừ yếu tố giá còn giảm sâu hơn 6,2% như 8 tháng qua.

Mặt khác nữa, tiền sẽ không chạy vào thị trường hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, mà bị “chôn” vào vàng, bất động sản, tiền ảo, chứng khoán,… vừa gây ra “bong bóng” trên các thị trường này, vừa gây ra các rủi ro tạo sức ép trở lại cho thị trường hàng hóa, dịch vụ khi các “bong bóng” này vỡ.

Nhìn tổng quát, vòng quay giảm và thấp sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế bị chậm. Cung tiền tăng gây sức ép cho giá hàng hóa, dịch vụ,…

Nguyên nhân

Vòng quay tiền tệ chậm lại và ở mức thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu.

Một nguyên nhân quan trọng là lạm phát thấp. CPI bình quân tăng thấp trong mấy năm nay (2015 tăng 0,63%, 2016 tăng 2,66%, 2017 tăng 3,53%, 2018 tăng 3,54%, 2019 tăng 2,79%, 2020 tăng 3,23%); 8 tháng 2021 tăng 1,79%. Không còn tình trạng “tiền vồ hàng” mà chuyển sang “hàng chờ tiền”. Chênh lệch giữa tốc độ tăng GDP giá thực tế so với tốc độ tăng GDP giá so sánh ở mức thấp (2016 tăng 1,11%, 2017 tăng 4,09%, 2018 tăng 3,39%, 2019 tăng 1,78%, 2020 tăng 1,29%). Trong công thức trên, nếu P tăng thấp thì V cũng thấp. Trong điều kiện dịch Covid-19, CPI cũng sẽ tăng thấp.

Một nguyên nhân khác là tổng phương tiện thanh toán tăng cao (nếu tính lại tổng phương tiện thanh toán bình quân năm bằng cách cộng cuối năm với đầu năm chia 2), thì 2017 tăng 16,5%, 2018 tăng 13,625, 2019 tăng 13,67%, 2020 tăng 14,65%, đều cao hơn tốc độ tăng của GDP theo giá so sánh và cao hơn các tốc độ tăng của GDP theo giá thực tế (2017 tăng 11,18%, 2018 tăng 10,71%, 2019 tăng 8,93%, 2020 tăng 4,24%); khả năng năm 2021 cũng sẽ tiếp tục xu hướng này.

Một nguyên nhân khác nữa là có một lượng tiền không nhỏ đã bị “chôn” vào các thị trường vàng, bất động sản, tiền ảo,…

Giải pháp

Để vòng quay tiền tệ tăng lên, không còn đứng ở mức quá thấp như hiện nay, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giảm cung tiền, cần thực hiện một số giải pháp.

Trước hết là giảm cung tiền và hút tiền từ lưu thông, khi tổng phương tiện thanh toán bình quân năm/GDP giá thực tế hiện ở mức khá cao (nếu 2016 là 146%, thì 2017 đã là 153%, 2018 là 157%, 2019 là 164,9%, 2020 là 180%). Khả năng 2021 còn cao hơn. Dư nợ tín dụng bình quân năm/GDP giá thực tế cũng tăng và ở mức cao (nếu năm 2016 còn ở mức 113,8%, thì 2017 tăng lên là 120,9%, 2018 là 123,8%, 2019 là 127,6%, 2020 là 138,2%). Khả năng 2021 còn cao hơn. Do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 còn phức tạp, phải hỗ trợ, kích cầu, giải cứu…, nhưng cần có giải pháp thu hồi (trung hòa) kịp thời.

Một biện pháp quan trọng là kiểm soát sự tăng lên của giá cả, trong đó tập trung vào giá nguyên nhiên vật liệu, cảnh giác với sự tăng lên của giá tiêu dùng. Một mặt tập trung cho phòng chống dịch để kiểm soát, nhưng tránh cực đoạn, mở dần cửa cho phục hồi kinh tế - xã hội, tăng lượng hàng hóa, dịch vụ. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cần hướng tới về 3 mặt: nguyên liệu tăng giá, tồn kho tăng cao, nợ nần tăng lên; tăng số vào thị trường, giảm số ra khỏi thị trường.

Giải pháp cuối cùng là kiểm soát tốc độ, cơ cấu tín dụng, cung tiền, đầu tư vào các thị trường vàng, bất động sản, tiền ảo,…/.

Phương Dung

推荐内容