【coi bong da truc tuyen】Chợ đồ cũ của sinh viên

Chợ đồ cũ trên mạng của sinh viên 

“Ngon, bổ, rẻ”

Sau 4 năm đèn sách ở mảnh đất Cố đô, Lê Nguyễn Hồng Nhi, quê ở Hà Tĩnh đã tốt nghiệp. Ra trường, trước khi trở về quê, Hồng Nhi gom tất cả vật dụng phục vụ sinh hoạt trong 4 năm sinh viên đưa lên nhóm facebook “Sinh viên Đại học Huế” để bán. Các vật dụng cần thiết sinh hoạt hàng ngày, như bếp ga, xoong nồi, đũa muỗng, xô nhựa, bàn học,… đều có. Tất nhiên giá của các món đồ này cũng vô cùng “sinh viên”. Món nhiều tiền thì vài chục nghìn đồng, món ít thì chỉ vài nghìn đồng. Một số đồ vật còn được tặng kèm, như hình thức khuyến mãi cho người mua.

Điều bất ngờ là dù tất cả là đồ cũ, đã qua sử dụng, nhưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ rao bán, các món đồ trên đã tìm được chủ nhân mới. Mỗi người mua một vài thứ khác nhau. Có người đang bận việc, nhắn thứ cần mua rồi hẹn chiều đến lấy. Không ít người biết muộn, khi hỏi mua thì các món đồ đã được bán hết tỏ ra tiếc hùi hụi.

Sau đúng nửa ngày, toàn bộ số vật dụng đã được “thanh lý” hết. Số tiền mà Lê Nguyễn Hồng Nhi bán được là gần 300 nghìn đồng. Cầm số tiền này trên tay, Hồng Nhi tươi cười nói, chừng này tiền đủ để em đi xe từ Huế về quê rồi. Các đồ dùng đó em cũng muốn tặng lại cho các bạn cùng xóm trọ. Nhưng nghĩ lại thì em muốn bán dù rẻ, để người sử dụng mới, thấy giá trị của các vật dụng đã theo em suốt 4 năm đại học. Khi đó, người dùng sẽ sử dụng cẩn thận hơn. Còn là miễn phí thì có thể sử dụng rất xài xể. Tưởng sẽ không ai mua, vậy mà em bán được 300 nghìn đồng. Với nhiều người, đây là số tiền nhỏ, nhưng với sinh viên mới ra trường chưa có việc làm như em là số tiền đáng kể.

Trên các diễn đàn bán đồ cũ của sinh viên, bên cạnh các vật dụng phục vụ sinh hoạt thì những tài liệu, giáo trình phục vụ học tập cũng được bán khá nhiều. Nhiều sinh viên năm 2, 3, 4 bán lại các bộ tài liệu đã học xong. Giá của các bộ tài liệu này thường khoảng bằng 50% so với mức giá mua ban đầu. Chẳng hạn như một sinh viên Trường đại học Luật đăng bán bộ giáo trình luật năm 2 và 3 với tổng cộng 50 quyển. Giá thấp nhất là 7 nghìn đồng/quyển, cao nhất 25 nghìn đồng/quyển.

Thu Trang, một sinh viên hay săn mua đồ cũ trên các diễn đàn sinh viên thông tin, khoảng 1 năm trở lại, mặt hàng “hot” nhất của chợ đồ cũ là tủ lạnh. Mức sống ngày càng cao, nên nhiều sinh viên mua tủ lạnh để dự trữ thức ăn. Mua mới lên đến 4-6 triệu đồng cho một tủ lạnh nhỏ, còn mua cũ thì chỉ vài trăm nghìn đồng, nhiều thì hơn 1 triệu đồng. “Tủ lạnh cũ đắt như tôm tươi, mới thấy có người bán, một lát sau hỏi đã được bán rồi. Săn mãi mới tìm được cái tủ lạnh phù hợp”, Thu Trang nói.

Kỷ niệm khó quên

Đã được gọi là chợ, nên không khí mua và bán nhộn nhịp không kém. Người bán là sinh viên và người mua cũng là sinh viên. Quan sát chỉ trong một buổi tối trên nhóm facebook “Sinh viên Đại học Huế”, có không dưới 10 lượt giao dịch bán và mua đồ cũ. Mới thấy một sinh viên Trường đại học Sư phạm đăng thông tin muốn mua quạt điện lớn, ấm siêu tốc, đèn học, ổ điện... Ít phút sau, có sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ đăng muốn bán lại giáo trình ngành Ngôn ngữ Anh năm 2. Rồi khoảng thêm 15 phút, một sinh viên Trường đại học Kinh tế rao bán một cái vạt giường gỗ. Cái vạt giường sinh viên này mới mua ít hôm, do kích thước lớn, để trong phòng chiếm gần hết diện tích nên cần bán lại...

Người bán muốn có thêm chút tiền sau khi đã sử dụng. Người mua tìm đến đồ cũ là vì giá rẻ. Cứ thế, chợ trở nên sôi động từ bao giờ không ai để ý. Như Hồ Hoài Phương Anh, sinh viên năm 1 Trường đại học Kinh tế chia sẻ, ngày nhập học em đã mua một số đồ dùng sinh hoạt. Sau một thời gian, còn thiếu nhiều vật dụng. Thấy các món đồ cũ được bán trên các nhóm vẫn còn sử dụng tốt, trong khi giá chỉ bằng khoảng 1/4 giá mới nên em quyết định mua đồ cũ cho tiết kiệm.

Đã là đồ cũ thì việc hư hỏng, trục trặc kỹ thuật nhiều hơn so với đồ mới là điều khó tránh khỏi. Trở lại với câu chuyện đắt hàng của tủ lạnh, Nguyễn Văn Tú, sinh viên năm 3, Trường đại học Luật lắc đầu thở dài, sợ người khác mua mất, nên em vội vàng chốt giá mua tủ lạnh cũ với giá 800 nghìn đồng. Về sử dụng được 6 ngày thì bị hỏng. Gọi điện cho người bán thì chị đã về quê, không còn ở Huế nữa. Vậy là chở đi sửa, may chỉ 200 nghìn đồng tiền công.

“Kỷ niệm về chiếc tủ lạnh sẽ không bao giờ quên đối với chúng em. Sau khi sử dụng được 1 tháng, tiền điện tăng gấp 3 tháng trước đó. Hoảng hốt, vậy là buộc em phải bán lại 500 nghìn đồng. Em tự nói, sinh viên mà cũng bày đặt đua đòi mua tủ lạnh. Nhưng được cái là trong tháng có tủ lạnh, xóm trọ vui hẳn. Cả xóm trọ người mua kem, người mua cá, mua thịt... sang gửi nhờ, xem cái tủ lạnh như báu vật. Cả xóm trưa nào cũng hì hụi cắt kem ra ăn. Ai cũng vui vẻ và đó là những khoảng thời gian hạnh phúc của đời sinh viên. Có lẽ dù sau này có xa nhau, mỗi người mỗi hướng, sẽ khó có thể quên được hình ảnh cả xóm trọ í ới gọi nhau qua phòng mở tủ lạnh lấy kem ra ăn”, Nguyễn Văn Tú tâm sự.

Cúp C2
上一篇:Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
下一篇:Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa