BP - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố dự thảo thông tư ban hành danh mục nghề,ệctrongngagravenhcaosuthuộcnặngnhọcđộchạket qua bong đa u23 chau a công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, ngành ở Trung ương và các địa phương. Theo dự thảo thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bổ sung 19 công việc trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Cụ thể là các công việc: Lái xe vận chuyển mủ cao su; Công nhân trồng và chăm sóc cây cao su; Công nhân phun thuốc bảo vệ thực vật vườn cây cao su; Công nhân khai thác mủ cao su; Tổ trưởng khai thác mủ cao su; Công nhân bảo vệ lô cao su; Công nhân lái xe chuyên dùng vận chuyển mủ cao su; Công nhân bốc vác mủ trên vườn cây cao su; Công nhân chế biến mủ cao su; Tổ trưởng chế biến mủ cao su; Công nhân bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su; Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm mủ cao su (KCS); Công nhân lái xe nâng trong nhà máy chế biến mủ cao su; Công nhân hồ xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh tại nhà máy chế biến mủ cao su; Công nhân cưa cắt gỗ cao su ngoài lô bằng cơ giới, máy cưa cầm tay; Công nhân bốc xếp gỗ cao su ngoài lô bằng thủ công; Công nhân cưa xẻ gỗ cao su trong xưởng bằng máy cơ giới (cưa máy, cưa đĩa); Công nhân ngâm tẩm gỗ cao su bằng hóa chất chống mối mọt; Công nhân vận hành nồi hơi sấy gỗ cao su. Như vậy, khi dự thảo thông tư này được thông qua, công nhân làm 19 loại công việc nêu trên trong ngành cao su sẽ được hưởng chính sách danh mục cho những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. P.V |