游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:44:10
Làn sóng dịch bệnh trở lại,ânsáchcăngvẫntănghỗtrợketqua ngoai hang anh bất ngờ và dữ dội hơn mọi dự kiến trước đó. Đếm từng số ca nhiễm COVID- 19 mới, Thủ tướng cũng đếm từng người dân có thể bị làn sóng dịch bệnh này cuốn sâu vào con đường nghèo khó. Và ông nêu, trong quý II và 6 tháng đầu năm 2020, đã có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp trên cả nước tăng 2,73%; khu vực thành thị tăng 4,46%; có khoảng 17,6 triệu người giảm thu nhập do dịch COVID-19…
“Gói hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt gói an sinh xã hội đã được giải quyết một bước nhưng cần quyết liệt triển khai nhanh hơn, trúng và mở rộng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa”, Thủ tướng yêu cầu, “Chính phủ đã hứa không để người dân nào bị bỏ lại trong công cuộc phát triển đất nước cũng như trong chiến đấu với dịch bệnh. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ cho được lời hứa này”.
“Thực địa” tình hình tài chính - ngân sách tại các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị rồi các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn…, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ về diễn biến kết thúc năm tài chính 2019, thực hiện các mục tiêu về tài chính - ngân sách đạt rất ấn tượng, nhưng khi bước sang năm 2020, đại dịch COVID-19 đã và đang gây bão cho kinh tế - xã hội và thu ngân sách nhà nước cũng không nằm ngoài tâm bão.
Mặc dù vậy, Bộ Tài chính đã không “ngại” trong tham mưu trình các cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách tài khóa, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí và lệ phí cũng như các chính sách an sinh hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng kêu gọi các địa phương cũng không “ngại”, cùng với Chính phủ tạo ra làn sóng hỗ trợ, át đi làn sóng đại dịch, theo đúng tinh thần của Thủ tướng, tình hình căng vẫn tăng hỗ trợ để cứu dân.
Các địa phương đều cam kết, trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn sẽ thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong, ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm… riêng đối với chi cho các chính sách an sinh thì không giảm, chỉ tăng.
Tính đến ngày 27/7/2020, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, với tổng kinh phí trên 17,5 ngàn tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước trung ương đã thực hiện giải ngân 11.920,865 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho 11.964.652 người và 12.784 hộ kinh doanh. Đồng thời, tính đến hết tháng 6/2020, ngành Thuế đã thực hiện thẩm định được 22.908 hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ...
Đến nay, về cơ bản đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với nhóm người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đối với việc hỗ trợ người lao động, hộ kinh doanh, nhìn chung các chính sách hỗ trợ đã bao phủ, đảm bảo đúng người, đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, so với dự kiến ban đầu số lượng người thụ hưởng của chính sách hỗ trợ người lao động còn ít.
Hiện Chính phủ đang xem xét mở rộng diện người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ khi xảy ra dịch COVID-19 lần 2. Thủ tướng luôn nhắc về lời hứa và càng trong lúc này, ông càng nhắc đến nhiều hơn, “dù hoàn cảnh nào cũng không để người dân nào bị bỏ lại, quyết tâm giữ gìn thành tựu giảm nghèo bền vững”.
Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam từng ở mức rất cao là 53% trong năm 1992 (tính theo mức 1,9 USD/ngày và theo tỷ giá PPP năm 2011) đã giảm hơn 13 lần, còn dưới 4% vào năm 2019. Đồng thời, tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số và đang tăng nhanh. Xét về quy mô dân số với gần trăm triệu dân thì Việt Nam đã làm nên cuộc vượt đói nghèo mang tính lịch sử ở tầm thế giới.
Như tại cuộc họp báo chung của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi vào tháng 12 năm ngoái, bà Aung San Suu Kyi bày tỏ: “Chúng tôi vô cùng ấn tượng với những thành tựu phát triển kinh tế Việt Nam đạt được mà trong đó giảm nghèo là một thành tựu đáng kinh ngạc. Myanmar mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam”.
Đoàn Trần
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接