游客发表

【ltdbd nha】Ảnh xưa, nghề nay

发帖时间:2025-01-25 19:54:00

Xuân thì trên bức ảnh đen trắng

Trước năm 1975,Ảnhxưanghềltdbd nha nghề nhiếp ảnh ở Huế hoạt động náo nhiệt. Khu vực đông nhất cạnh cửa Thượng Tứ có hiệu ảnh Tăng Vinh, Ngọc Châu, Phi Phước, Tôn Thất Dung, Đông Nam. Đặc biệt, có ba hiệu ảnh của ba anh em ruột là Phi Hổ, Phi Long và Mộng Hoa. Muộn hơn về sau ở ngã Giữa (đường Phan Đăng Lưu ngày nay) và Trần Hưng Đạo có hiệu ảnh Lê Quang, La Cảnh Lưu, GiNa, Tuyết Anh, Ly ly...Thời bấy giờ, nghề ảnh hưng thịnh, được xem là nghề “hốt bạc”, nhất là vào các dịp lễ, tết, người dân các nơi thường đến xếp hàng chờ chụp ảnh làm kỷ niệm.

Máy sấy ảnh - kỷ vật thời làm ảnh đen trắng của ông Thùy còn được lưu giữ

Ông Hồ Văn Thùy, chủ hiệu ảnh Hoàng Anh, đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế, nay đã 81 tuổi, sức khỏe kém đi nhiều nhưng khi nói về nghề ảnh, giọng vẫn rôm rả. Quê ông ở Quảng Vinh (Quảng Điền) yêu thích và đam mê nhiếp ảnh từ nhỏ. Năm 15 tuổi, ông lên Huế học nghề tại hiệu ảnh Tuyết Anh (đường Trần Hưng Đạo). Học nghề rồi làm công ăn lương cho chủ đến năm 1971, ông chính thức mở được hiệu ảnh lấy tên là Tuấn Anh ở đường Trần Hưng Đạo. Tích lũy vốn, sau ba năm, ông mua ngôi nhà đường Trần Hưng Đạo hơn 180 lượng vàng để mở thêm hiệu ảnh Hoàng Anh. Ông cho biết: “Lúc đó, ánh sáng điện chưa có nên tôi phải khoét trần nhà để lấy ánh sáng tự nhiên. Ngày nào cũng có khách đến chụp ảnh. Khách đủ các lứa tuổi, nhiều nhất vẫn là những nam thanh, nữ tú. Vì vậy, khi chụp ảnh cho họ, tôi luôn cố gắng làm nổi bật những ưu điểm trên khuôn mặt, để nhiều năm sau nhìn lại, họ vẫn thấy vui vì mình có một thời xuân sắc”.

Ông Võ Đăng Bảy, 60 tuổi, chủ hiệu ảnh Xuân, 94 Nguyễn Trãi (TP. Huế), gắn bó với nghề hơn 40 năm, hiện là Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh tỉnh. Ông Bảy vốn là dân sư phạm nhưng theo nghề nhiếp ảnh từ người anh ruột, rồi góp mặt với hàng chục hiệu ảnh ở TP.Huế trong những năm đất nước mới thống nhất. Điềm đạm ông kể, thời hưng thịnh của nghề chụp ảnh salon là chụp ảnh đen trắng. Những ai cầm máy đều học nghề rất nghiêm túc. Chụp ảnh lúc đó là bằng phim, máy cơ, đầu tư cả gia tài. Công nghệ làm ảnh thủ công, muốn in phải làm trong buồng tối, pha thuốc, rọi rồi nhúng từng tấm vào. Chờ ảnh hiện lên, tráng qua tráng về, khi rõ nét lại nhúng vào thuốc “hãm”, sau cùng mới đưa ra sấy dưới ngọn đèn điện 500W. Làm nghề khó, nhưng dễ kiếm tiền. Dịp lễ, tết, chỉ cần chụp một, hai ngày là đủ để gia đình chi tiêu sinh hoạt suốt cả năm.

Ông Hồ Văn Thùy giới thiệu cây đèn chiếu ánh sáng chụp ảnh salon mua gần 10 lượng vàng vào thập niên 1980

Ông Võ Đăng Bảy cho biết, ảnh đen trắng có sức hút riêng với các ưu điểm như bền màu, khó sao chép và có thể lưu giữ trong thời gian dài. Cùng với sự phát triển của các thiết bị ghi hình kỹ thuật số, ảnh đen trắng không còn chỗ đứng. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận, ảnh đen trắng đã từng giữ vai trò quan trọng trong việc ghi lại các sự kiện trọng đại của đất nước, của con người Việt Nam. Qua những bức ảnh xưa, quá khứ được tái hiện, cảm xúc được sống lại.

Tiếp nối

Nối nghiệp ông Nguyễn Văn Lai, chủ hiệu ảnh Photo Lai nức tiếng một thời ở bờ Nam sông Hương là anh Nguyễn Việt Cường. Anh Cường cho biết, Photo Lai ra đời từ thập niên 1960 ở đường Đống Đa, sau đó phát triển thêm một Photo Lai nằm cạnh Bia Quốc Học. Những lúc bố làm việc, anh Cường luôn bám theo nhìn cách đặt góc máy, hỏi cách chỉnh ánh sáng và học tráng phim, rọi ảnh. Với mong muốn theo đuổi niềm đam mê, giữ nghiệp theo di chúc của bố, anh Cường tiếp quản đầu tư mở rộng hiệu ảnh Photo Lai. Hiện nay, Photo Lai là nơi anh Cường lắng hồn hay “phiêu” theo từng góc chụp, sắc màu và ánh sáng. “Từ khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời, nghề ảnh không còn đắt “sô” như trước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nghề, đầu tư thiết bị công nghệ mới thích ứng với cơ chế thị trường, nghề ảnh vẫn sống tốt. Hiện nay, 5 anh em tôi vẫn đi theo nghề của bố”, anh Cường nói.

“Hậu duệ” Photo Lai giới thiệu bộ sưu tập máy ảnh của người cha để lại 

Còn anh Hồ Ngọc Sơn, con trai thứ hai của ông Hồ Văn Thùy, hiện tiếp quản hiệu ảnh Hoàng Anh (đường Trần Hưng Đạo), là hội viên Hội Nhiếp ảnh Việt Nam. Được bố đào tạo từ năm lên 10, giờ đã hơn 40 năm, hiện ngoài công việc chụp ảnh salon tại gia đình, anh thường rong ruổi trên các cung đường, làng quê để “săn” những khoảnh khắc đẹp. Anh Sơn có nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật được triển lãm ở 35 nước trên thế giới và đạt 11 giải thưởng quốc tế, 20 giải trong nước; trong đó, có tác phẩm “Đánh bắt cá” giành huy chương vàng Liên đoàn Nhiếp ảnh Quốc tế (FIAP) tại Anh năm 2010.

Ông Nguyễn Văn Thùy, bố anh Sơn, hiện tuổi đã cao, không còn khả năng cầm máy nhưng lòng yêu nghề vẫn luôn cháy bỏng. Chia sẻ về chuyện làm ảnh một thời, ký ức của những ngày tháng đam mê dường như sống lại. Ông nói, ảnh đen trắng giản dị nhưng đòi hỏi mắt phải tinh, phân biệt được sắc độ đậm, nhạt trong khoảng sáng tối. Đôi khi, ánh sáng vào khuôn mặt là như thế, song chỉ cần chậm tay thao tác một chút ánh sáng đã di chuyển ra chỗ khác rồi... “Tôi tự hào suốt những năm tháng làm nghề, luôn nắm bắt được trạng thái tốt nhất của khách hàng để chụp đúng thời điểm”, ông Thùy hào hứng.

Hiệu ảnh Hoàng Anh, đường Trần Hưng Đạo của nhiếp ảnh Hồ Ngọc Sơn do người cha để lại

Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh tỉnh - Võ Đăng Bảy cho biết, hiện nay vẫn còn nhiều người theo nghề nhiếp ảnh; trong đó có 62 thành viên tham gia Hội Nhiếp ảnh tỉnh. Hiên, Hội  Nhiếp ảnh tỉnh có ba Câu lạc bộ gồm Đặng Huy Trứ; CLB Trẻ và Nữ Hải Vân, với đủ các thành phần, lứa tuổi và có điểm chung là tình yêu đam mê nghệ thuật. Những “tay máy” của Hội Nhiếp ảnh tỉnh hiện không ai nặng với chuyện “cơm áo gạo tiền” khi làm nghề, mà chủ yếu tổ chức sinh hoạt hàng tháng để gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghề và tham gia hưởng ứng vào các cuộc triển lãm, lễ hội lớn của Trung ương, địa phương và quốc tế, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa vùng đất Huế.

Bài, ảnh: Minh Văn

    热门排行

    友情链接