【bxh bd my】Cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) chính thức được phép mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới

Hải quan Nghệ An gỡ vướng cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Nghệ An quyết định hỗ trợ các DN thực hiện hoạt động XNK hàng hóa qua cảng Cửa Lò

TheửakhẩuThanhThủyNghệAnchínhthứcđượcphépmuabántraođổihànghóaquabiêngiớbxh bd myo UBND tỉnh Nghệ An, cửa khẩu Thanh Thủy được nâng cấp từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính theo Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 19/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quyết định 1201/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Lào thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định cặp cửa khẩu Thanh Thủy- Nậm On là cặp cửa khẩu chính, nằm trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, được nâng lên cửa khẩu quốc tế giai đoạn 2023-2030.

Tuy nhiên, hiện nay phía Lào chưa có quyết định nâng cấp cửa khẩu Nậm On lên cửa khẩu chính. Vì vậy, để tạo điều kiện cho người dân, DN, UBND tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh Bolykhamxay hoàn thiện thủ tục, công bố cặp cửa khẩu Thanh Thủy- Nậm On là cặp cửa khẩu phụ được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới.

Khu vực mốc quốc giới của cặp cửa khẩu Thanh Thủy- Nậm On.
Khu vực mốc quốc giới của cặp cửa khẩu Thanh Thủy- Nậm On.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, sau khi thống nhất với chính quyền tỉnh Bolykhamxay, ngày 22/7/2024, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định 1833/QĐ-UBND về việc cho phép phương tiện cơ giới đường bộ của tỉnh Nghệ An và tỉnh Bolykhamxay được vận chuyển người, hàng hóa qua cửa khẩu phụ Thanh Thủy- Nậm On.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, hiện nay, hệ thống giao thông đến cửa khẩu Thanh Thủy đã được đầu tư đồng bộ, kết nối với đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc- Nam, quốc lộ 1A.

Cơ sở, trang thiết bị, nhà làm việc của lực lượng Biên phòng đã được đầu tư xây dựng kiên cố; nhà làm việc của lực lượng Hải quan đang được xây dựng, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2024; các kho bãi kiểm hóa, thiết bị cần thiết cơ bản đáp ứng yêu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới và từng bước nâng cấp đáp ứng tiêu chí của cửa khẩu chính theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ.

Còn theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc phát triển thuận lợi về giao thông tại cửa khẩu Thanh Thủy sẽ mở ra nhiều triển vọng trong đẩy mạnh phát triển kinh tế không chỉ cho 2 nước Việt Nam – Lào mà cả các nước trong khu vực.

Trong công tác quản lý nhà nước về hải quan tại cửa khẩu Thanh Thủy, trong giai đoạn 2025-2023, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) dự kiến bổ sung các trang thiết bị phục vụ công tác giám sát quản lý về hải quan gồm: máy soi container; hệ thống camera giám sát, máy phát hiện ma túy, cân điện tử, máy soi hành lý của hành khách XNC.

Để đảm bảo đúng quy định, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng quy hoạch, nâng cấp, đầu tư, mở rộng khu vực kho bãi phục vụ cho công tác tập kết, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK; bố trí các vị trí lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật của cơ quan Hải quan tại khu vực cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan, tạo điều kiện hiện đại hóa công tác quản lý chuyên ngành và các hoạt động thương mại, logistics tại cửa khẩu.

Thống nhất các nội dung của Bộ Tài chính, tại quyết định công bố, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu Thanh Thủy theo quy định.

Giao Cục Hải quan Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng VI, Chi cục Thú ý Vùng II và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo các điều kiện cần thiết để hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu Thanh Thủy được thực hiện thuận lợi và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

La liga
上一篇:Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
下一篇:Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?