【kết quả bóng đá heidenheim】Hỗ trợ kịp thời lao động mất việc về quê
(CMO) Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn vì kinh tế toàn cầu suy thoái, vẫn chưa thể phục hồi. Những tháng cuối năm, không ít doanh nghiệp trong nước giải thể vì không có đầu ra cho hàng hoá; một số công ty, xí nghiệp lại đưa ra giải pháp tạm dừng hoạt động và giảm số lượng lao động hiện tại để bớt gánh nặng chi trả tiền lương, thưởng. Ðiều này đã khiến nhiều lao động phải chịu thất nghiệp về quê.
Ông Nguyễn Văn Dệ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã Tân Phú, huyện Thới Bình, cho hay: “Hiện tại, xã đang có số lượng lao động về quê ăn Tết khá đông, khoảng 30 hộ. Ðịa phương đang vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ cho đối tượng này đón Tết trọn vẹn. Chủ trương của xã là rà soát lại những hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn... để lập danh sách báo cáo về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) huyện tiếp tục có chính sách và sự hỗ trợ thiết thực nhất”.
Tân Phú là 1 trong 3 xã của huyện Thới Bình có lượng lớn người lao động ngoài tỉnh về quê “ăn Tết sớm”. Hầu hết những hộ có người thân đi lao động ngoài tỉnh đa phần là gia đình khó khăn, họ không thể tìm việc và bám trụ sinh sống tại quê nhà nên mới rời quê mưu sinh.
Nhiều lao động khi trở về quê lại muốn tìm được công việc ổn định ở địa phương để gần gũi với gia đình, thuận lợi cho việc nuôi dạy con cái. |
Ðiển hình như hộ ông Trần Văn Diễn, 67 tuổi, ở ấp Trời Mọc, xã Tân Phú, có hoàn cảnh khó khăn, nhà ông có một cô con gái duy nhất là chị Trần Thị Diên năm nay 31 tuổi đã ly hôn và phải nuôi thêm 3 con nhỏ. Chị Diên đang là lao động chính trong nhà. Ðể có tiền lo cho các con ăn học, chị Diên gửi con ở nhà cho ông bà ngoại để lên Bình Dương tìm công việc, nhưng chị vừa bị công ty cho thôi việc cách đây 2 tuần. Ông Diễn lại là cựu chiến binh, vào những ngày trái gió trở trời vết thương cũ lại hành ông đau nhức nên chẳng làm được việc gì, mẹ chị Diên lại mang trong người căn bệnh ngặt nghèo không đi lại được, gia đình chủ yếu dựa vào đồng lương của chị Diên.
Ông Diễn trầm buồn: “Nhà chủ yếu dựa vào tiền lương của con gái gửi về, thuốc thang cho mẹ nó, rồi chi phí ăn xài trong nhà, tiết kiệm lắm thì gia đình cũng sống được qua ngày. Giờ nó mất việc rồi, nhà có tới 6 miệng ăn, không biết sắp tới phải sống sao đây”.
Hoàn cảnh của chị Phạm Bích Tuyền cùng ấp cũng không kém phần khó khăn. Hôn nhân không hạnh phúc, chị Tuyền ly hôn chồng cách đây 6 năm và phải nuôi con nhỏ. Vì mưu sinh phải gửi con ở quê để đi tìm việc làm nơi xứ người, nhưng mới đây công ty giảm nhân sự, chị Tuyền thất nghiệp.
Chị Tuyền bộc bạch: “Công ty bảo do khó khăn nên giảm nhân sự, bây giờ thất nghiệp về quê phải chịu thôi. Công ty chỉ trả đủ tiền lương, lo cho mình bảo hiểm xã hội, chứ không có gì nữa cả. Nếu ở lại thì tiền trọ, ăn uống làm sao chịu nổi. Lúc trước thu nhập mỗi tháng nếu tăng ca cũng gần 10 triệu đồng, không tăng ca cũng 7 triệu đồng”.
Qua tìm hiểu, hầu hết những lao động này sau khi về quê vẫn muốn tìm công việc tại địa phương, chí ít cũng trong tỉnh để làm cho ổn định và có thời gian chăm sóc gia đình.
Chị Tuyền trần tình: “Tôi đợi qua Tết sẽ kiếm công ăn việc làm mới. Tôi muốn kiếm công việc làm ở đây để được gần nhà, thuận tiện chăm sóc và dạy bảo con”.
Với vai trò là chính quyền địa phương, ông Dệ cho biết: “Xã vận động các mạnh thường quân để hỗ trợ các nhu yếu phẩm như: mì, nước mắm... cho hộ khó khăn trong dịp Tết. Phương châm của xã là không để hộ nào không có Tết vì hoàn cảnh khó khăn. Năm nay, so với những năm trước thì một số người lao động về quê ăn Tết sớm hơn. Hiện nay xã cũng chủ động phối hợp với chị em phụ nữ xã, ấp, các tổ hợp tác để giới thiệu làm việc cho lao động thất nghiệp, giúp họ có thu nhập trang trải cuộc sống”.
“Ðối với các trường hợp lao động về quê do mất việc làm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, các xã rà soát nắm chặt lại tình hình, số lượng lao động để báo cáo về UBND huyện để có hướng hỗ trợ kịp thời”, ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, thông tin.
Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LÐ-TB&XH, cho biết: “Chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với Sở LÐ-TB&XH các tỉnh, thành phố để rà soát, nắm chặt tình hình lao động bị cắt giảm quay về địa phương để đề xuất chính sách hỗ trợ. Từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Sở LÐ-TB&XH đề nghị các huyện và thành phố nắm chặt lại tình hình quy mô cắt giảm sản xuất ở các khu doanh nghiệp lớn để có giải pháp tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết tình hình việc làm cho người lao động khi quay về địa phương, nhất là sau Tết. Ðặc biệt, giao Trung tâm Dịch vụ việc làm nắm chặt tình hình lao động và có số liên hệ kết nối giữa người lao động với doanh nghiệp. Trung tâm Dịch vụ việc làm đã có đường link kết nối với 740 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để người lao động tìm kiếm được việc làm mới. Bên cạnh đó, hiện nay cũng là cơ hội cho trung tâm tuyên truyền về đề án xuất khẩu lao động. Song song đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm phải kịp thời giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”.
Dự kiến từ đây đến Tết Nguyên đán còn lượng lớn lao động sẽ về quê, việc cấp bách hiện nay là làm sao để những hộ khó khăn này cũng có đủ điều kiện vui xuân đón Tết, thực hiện đúng phương châm không để người nghèo bị bỏ lại phía sau./.
Kim Cương - Lam Khánh
相关推荐
- Biển số ô tô 65A
- Biệt thự giá càng cao… càng hấp dẫn
- BĐS nghỉ dưỡng Mũi Né
- Triển vọng lạc quan cho tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Tổ chức OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày
- Eco Dream tặng quà ‘khủng’ dịp khai trương căn hộ mẫu
- Condotel resort shophouse phải vào khôn khổ