【ty so.7m】Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 56 địa phương trong 2 tháng đầu năm 2024
Sản xuất công nghiệp phục hồi,ỉsốsảnxuấtcôngnghiệptăngởđịaphươngtrongthángđầunăty so.7m tăng ở 60 địa phương TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng ngay từ đầu năm Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay đầu năm: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng |
2 tháng, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước
Ngày 29/2, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Về sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp tháng 2/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn vào trọn trong tháng Hai.
Sản xuất công nghiệp |
So với cùng kỳ năm trước, sản xuất công nghiệp tháng 2/2024 giảm 6,8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2024 ước tính giảm 18% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 6,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 3,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,1%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 3,5% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,9% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,1%), đóng góp 5,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5% (cùng kỳ năm 2023 tăng 2,9%), đóng góp 0,04 điểm phần trăm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,7%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 25,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 23,4%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 23,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,1%; dệt tăng 17,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 0,9%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 0,6%.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 21,8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,4%; sản xuất đồ uống giảm 6,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 2,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 0,8%.
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực nào tăng?
Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.
10 địa phương có tốc độ tăng IIP cao nhất |
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 2 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước: Xăng dầu tăng 44,7%; phân hỗn hợp NPK tăng 29%; thép cán tăng 24,1%; sơn hóa học tăng 22,4%; đường kính tăng 21,1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 20,8%; thép thanh, thép góc tăng 18,6%; sữa bột tăng 15,3%; điện sản xuất tăng 12,1%.
Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại giảm 20,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 16,1%; ti vi giảm13,7%; bia giảm 11,5%; ô tô giảm 9,8%; sắt, thép thô giảm 8,6%; điện thoại di động giảm 6,7%.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/2/2024 tăng 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,5% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi so với tháng trước và giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 0,1% và giảm 2,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,5% và tăng 0,4%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,9% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,3% và giảm 0,7%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 0,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 1,8%.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Hà Nội: Sẽ cương quyết thu hồi các dự án cố tình trì hoãn
- ·Khởi công dự án Trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo
- ·Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt khi chuỗi cung ứng thay đổi
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·‘Mở khóa’ con đường du học với talkshow Dấu ấn Đàn chim Việt
- ·Hàng giá rẻ tràn lan sàn Temu gây cạnh tranh bất bình đẳng với sản xuất nội địa
- ·Quan tâm hơn nữa công tác trùng tu di tích lịch sử, cách mạng
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Học sinh Tiểu học Xuân Phương ăn Tết trong khu cách ly
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Phụ huynh chật vật tìm người trông khi con nghỉ học
- ·Giáo viên, học sinh ra khỏi Hải Phòng phải xin phép Giám đốc Sở
- ·Cần xử lý nghiêm hành vi phát tờ rơi quảng cáo bừa bãi
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·78% người tiêu dùng cho rằng sản phẩm xanh có giá cao nên khó tiêu thụ
- ·PV Power và Novatek tăng cường hợp tác trong tương lai
- ·Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư thêm 2 dự án nhà máy điện mặt trời
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Dùng dằng đất phân lô đấu giá ở Phong Sơn