游客发表

【nữ chelsea】Xóa nghèo bền vững từ dự án nuôi bò sinh sản ở Lộc Hưng

发帖时间:2025-01-11 01:22:17

Mô hình hỗ trợ nông dân nuôi bò sinh sản giảm nghèo ở xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chọn làm điểm. Anh Lý Văn Sóc,ềnvữngtừdựaacutennuocircibogravesinhsảnởLộcHưnữ chelsea Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Hưng cho rằng, thành công của dự án là nhờ nỗ lực vươn lên của các gia đình và lợi thế là giá bò giữ ở mức cao trong 3 năm thực hiện. Sở LĐ-TB&XH khẳng định, dự án thành công nhờ sự phối hợp có trách nhiệm của cán bộ xã đến thôn, ấp ở Lộc Hưng.

NIỀM VUI THOÁT NGHÈO

Anh Nguyễn Văn Tâm ở tổ 1, ấp 7 nhẩm tính, sau 3 năm được hỗ trợ vốn mua 2 con bò giống và nếu giữ lại thì nay gia đình anh đã có 8 con. Trừ 5 con bê đã bán và trả hết vốn, lãi cho dự án, gia đình anh vẫn còn dư gần 19 triệu đồng và 3 con bò có trị giá khoảng 50 triệu đồng. Đây là số tiền mà những hộ nghèo làm thuê như gia đình anh Tâm chưa bao giờ nghĩ tới. Anh Tâm cho biết thêm, 3 con bò còn lại có 2 con đang mang thai và sang năm đàn bò của gia đình anh sẽ tăng lên.

Chị Nguyễn Thị Nguyện - vợ anh Tâm xúc động kể: Quê ở Bến Tre, 13 năm trước, chị ôm con nhỏ cùng mẹ lên xã Lộc Hưng lập nghiệp. Ở tuổi 30 nhưng chị Nguyện không thể lao động vì bệnh tê thấp. Duyên phận lần hai đến, chị kết hôn với anh Tâm. Sinh ra và lớn lên ở Lộc Hưng nhưng gia đình anh Tâm rất nghèo. Anh Tâm phải làm thuê kiếm tiền nuôi cả gia đình. Tháng 7-2009, gia đình anh chị được hội nông dân và Ban điều hành ấp xét cho vay vốn mua 2 con bò sinh sản. Bò đẻ đều và con nào cũng đẹp. Niềm vui được nhân lên khi Hội nông dân xã xét gia cảnh anh chị khó khăn đã huy động cán bộ, hội viên đóng góp xây dựng căn nhà tình thương thay cái chòi dột nát. Chưa bao giờ biết chăn nuôi bò nhưng anh chị được cán bộ hội nông dân hướng dẫn cách chăn dắt và phòng bệnh. “Mỗi khi nhận tin báo, bò có triệu chứng “trái nắng trở trời” là hội nông dân cử cán bộ thú y xuống tận nhà kiểm tra “sức khỏe” cho bò nên gia đình rất yên tâm”, anh Tâm nói. Hạnh phúc hơn khi gia đình anh Tâm, chị Nguyện đã có nguồn vốn từ đàn bò, có mái nhà nhỏ ấm cúng để thoát nghèo bền vững.

Còn gia đình anh Nguyễn Hữu Hạnh ở ấp 1, hiện đàn bò đa bán, trả được cả vốn lẫn lãi và còn dư hơn 50 triệu đồng. Số tiền này anh mua chiếc xe ba gác máy để chuyển nghề từ làm thuê thủ công qua dịch vụ vận chuyển. Anh Hạnh phấn khởi nói: “Nhà nước ưu đãi cho gia đình tôi được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội và hỗ trợ bò giống, kỹ thuật chăn nuôi để phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững”. Sau 3 năm được hỗ trợ vốn nuôi bò, gia đình anh Hạnh đã gom góp xây được căn nhà nhỏ cho các con có nơi học hành.

Anh Đinh Văn Sức, Trưởng ấp 7 cho biết: Ấp 7 nghèo nhất xã, đất đai phèn úng, mùa mưa ngập nước, mùa nắng khô hạn. Ấp 7 có 4 hộ được hỗ trợ vốn nuôi bò. Trừ 1 hộ trả vốn trước để về quê, 3 hộ còn lại đều thoát nghèo bền vững. Điển hình như hộ chị Nguyễn Thị Tho ở tổ 3, trước khi nuôi bò không có đất ở, đất sản xuất, phải ở nhờ. Ban điều hành ấp đã vận động xin đất xây nhà tình thương cho gia đình chị. Khi được dự án cho vay vốn nuôi bò, chị Tho chăm chỉ nuôi bò béo khỏe. Bò đẻ bán hàng năm, chị gom góp sửa sang, nới rộng nhà cho 3 con có chỗ học tập. Nhận thấy nuôi vịt thương phẩm thu vốn nhanh hơn nên chị Tho quyết định bán đàn bò lấy vốn đầu tư nuôi 400 con vịt và đang chuẩn bị bán thu hồi vốn. Anh Sức nhận xét, so với các mô hình hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế từ trước đến nay ở Lộc Hưng thì mô hình nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả cao nhất.

MONG ĐƯỢC GIỮ VỐN ĐỂ MỞ RỘNG MÔ HÌNH

Nhận xét về hiệu quả mô hình nuôi bò sinh sản ở Lộc Hưng, chị Nguyễn Thị Khánh Ly, cán bộ theo dõi dự án, Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Đây là mô hình điểm xóa nghèo bền vững có hiệu quả cao nhất từ trước đến nay, không chỉ ở xã Lộc Hưng mà cả trên địa bàn toàn tỉnh. Chị Ly cho biết thêm: Tháng 5-2009, Sở LĐ-TB&XH triển khai mô hình điểm xóa nghèo nuôi bò sinh sản ở xã Bom Bo (Bù Đăng) và Lộc Hưng (Lộc Ninh). Ở Bom Bo, số vốn được giải ngân cao hơn 300 triệu đồng, Lộc Hưng là 200 triệu đồng. Sau 3 năm thực hiện dự án, 10 hộ ở xã Lộc Hưng đều đã trả hết vốn, lãi và có dư 30 đến 50 triệu đồng/hộ. Riêng ở xã Bom Bo, nhiều hộ không còn bò và công tác thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn.

Số vốn đầu tư ban đầu của dự án là 255 triệu đồng, trong đó vốn dự án là 200 triệu đồng và nông dân đối ứng 55 triệu đồng. Sau 3 năm thực hiện mô hình điểm xóa nghèo bền vững từ nuôi bò sinh sản, đàn bò ở xã Lộc Hưng đã tăng lên 55 con, ước trị giá hơn 500 triệu đồng, gồm 20 con đực và 35 con cái.

Anh Lý Văn Sóc, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Hưng cho biết, sau khi được phân bổ 200 triệu đồng của dự án, Hội nông dân xã phối hợp với UBND xã tổ chức rà soát toàn bộ hộ nghèo, lựa chọn đối tượng phù hợp, công khai, dân chủ, có sự tham gia của ban điều hành ấp và hội viên nông dân. 10 hộ nghèo được chọn đủ các tiêu chí: Có người chăm sóc, có nơi cắt cỏ hoặc thả bò; đồng thời tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật lựa chọn giống, chăm sóc, phối giống, phòng ngừa dịch bệnh. Hội thống nhất trích 14 triệu đồng vốn vay để hợp đồng với cán bộ thú y, xây dựng mô hình và tổ chức tập huấn. 186 triệu đồng còn lại giải ngân cho 10 hộ mua 23 con bò. Số bò được mua sức khỏe tốt. Trong 3 năm thực hiện, dịch lở mồm long móng có xảy ra nhưng cán bộ thú y luôn theo dõi, chữa trị kịp thời nên không ảnh hưởng đến đàn bò. Sau 1 năm thực hiện dự án, 3 hộ vì hoàn cảnh khách quan xin trả lại vốn, hội nông dân đã bình xét bổ sung cho 3 hộ khác theo đúng tiêu chí và đã sử dụng hiệu quả.

Hiện nay, xã Lộc Hưng còn 119 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,1%, trong đó có 22 hộ là hội viên nông dân. Mong muốn của xã và huyện Lộc Ninh là được giữ lại nguồn vốn để mở rộng mô hình chuyển giao cho hộ nghèo trong xã có điều kiện thoát nghèo.

Phương Hà

    热门排行

    友情链接