CSDL quốc gia đã cập nhật hơn 177 nghìn km đường bộ tại Việt Nam. Ảnh: S.T. Còn chưa kịp thời CSDL quốc gia về tài chính là một trong 6 CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ và toàn diện phục vụ cho công tác quản lý,ẩnhóacơsởdữliệuđểminhbạchquảnlýtàisảncôtỷ số atletico hôm nay điều hành, nghiên cứu hoạch định chính sách của ngành Tài chính, các cơ quan Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan, qua đó tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Trong CSDL quốc gia về tài chính, CSDL chuyên ngành tài sản nhà nước là một trong 13 CSDL quan trọng. Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến nay, CSDL quốc gia về tài sản nhà nước đã cập nhật thông tin đối với 6 loại tài sản gồm: Đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản; công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cụ thể, phần mềm "Quản lý đăng ký tài sản nhà nước đang quản lý thông tin của tổng quỹ đất, nhà do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý; tổng số xe công hiện có; tổng số tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên. Hệ thống hiện nay có khoảng 1.000 tài khoản được cấp cho các bộ, ngành, địa phương và phân cấp đến các sở, ngành, quận, huyện trên phạm vi cả nước. Trong khi đó, phần mềm "Quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn" đang quản lý tổng số 14.482 công trình với 9.371 công trình cấp nước tự chảy; 4.940 công trình cấp nước sử dụng bơm động lực; 118 công trình cấp nước bằng công nghệ hồ treo; 53 công trình cấp nước hỗn hợp. Một phần mềm quan trọng nữa đang được sử dụng là "Quản lý tài sản kết cấu giao thông đường bộ" đã cập nhật thông tin vào CSDL quốc gia 11.569 tài sản với tổng nguyên giá trên 1,4 triệu tỷ đồng; giá trị còn lại hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Tổng chiều dài các tuyến đường đã cập nhật là hơn 177 nghìn km. Hiện tại, các phần mềm quản lý tài sản đều được triển khai trên môi trường mạng internet. Máy chủ, các ứng dụng được cài đặt, vận hành tại Bộ Tài chính. Do đó, việc quản lý các ứng dụng này được đảm bảo, hệ thống luôn hoạt động ổn định. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý dữ liệu, cập nhật số liệu tại các bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập do các cán bộ kiêm nhiệm chủ yếu tại các địa phương, do vậy việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng kịp thời việc báo cáo tài sản. Quản lý rủi ro Để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công, đặc biệt là tăng cường công khai, minh bạch, ông Trần Đức Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính cho biết: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2018 đã đưa ra yêu cầu phải hình thành một hệ thống thông tin về tài sản công và CSDL quốc gia về tài sản công, trong đó có hệ thống giao dịch điện tử để thực hiện các giao dịch về tài sản công trực tuyến. Về khía cạnh công nghệ thông tin, theo ông Đặng Đức Mai - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính, hiện tại CSDL quốc gia về tài sản công mới chỉ dừng lại ở việc quản lý, theo dõi, tổng hợp khai thác thông tin về các loại tài sản nhà nước: các thông tin chung; giá trị tài sản; hiện trạng sử dụng; không có các thông tin về quản lý, theo dõi rủi ro tài sản. Mục tiêu của nhiệm vụ nâng cấp CSDL quốc gia về tài sản công là tích hợp thông tin của các tài sản dưới 500 triệu đồng tại các cơ quan nhà nước, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện, hướng dẫn việc trao đổi thông tin để kết nối với CSDL quốc gia về tài sản công. Ngoài ra, để nâng cao năng lực của cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, Bộ Tài chính sẽ chuẩn hóa CSDL quốc gia về tài sản nhà nước hiện có đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu nâng cấp CSDL theo hướng quản lý thông tin về rủi ro của tài sản với những yêu cầu như quản lý thông tin, dữ liệu rủi ro của tài sản (vị trí địa lý, loại hình tài sản, mức độ nguy cơ xảy ra rủi ro, nguyên nhân, tác động dẫn đến rủi ro; thông tin về bảo hiểm tài sản rủi ro); xây dựng công cụ phân tích, đánh giá khả năng xảy ra và hậu quả, tác động của từng rủi ro; quản lý, theo dõi thông tin về kế hoạch xử lý và ứng phó rủi ro. Công tác chuẩn bị đang được Bộ Tài chính triển khai và dự kiến việc đầu tư nâng cấp sẽ bắt đầu từ năm 2018 và hoàn thành vào năm 2020. Về hệ thống giao dịch, bà Nguyễn Thị Phương Hảo - Phó Giám đốc Trung tâm khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản và dịch vụ về tài sản (DPAS) cho biết: Trong hệ thống thông tin về tài sản công, hiện nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tài sản công; hệ thống hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và CSDL quốc gia về tài sản công đều đã có. Để hoàn thiện hơn, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để tích hợp, quản lý các hoạt động bán, cho thuê, chuyển nhượng,... tài sản công. Ngoài chức năng lưu trữ và thống kê dữ liệu, hệ thống này có thể cảnh báo sớm các hành vi bất thường về tần suất truy cập, phân loại truy cập,... để giám sát với tiêu chí đảm bảo kết nối hiệu quả với CSDL quốc gia về tài sản công, an toàn, bảo mật thông tin. Với hệ thống này, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có tài sản cũng như các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua tài sản đều có thể giao dịch "online", từ đó nâng cao tính minh bạch, công khai. Ông Vũ Danh Hiệp - Vụ Tài chính ngân sách, Văn phòng Quốc hội: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 chỉ quy định chung việc cơ quan quản lý nhà nước về tài sản nhà nước phải công khai tình hình thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, chưa quy định đầy đủ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan quản lý trực tiếp tài sản công phải thực hiện công khai. Bên cạnh đó, cũng chưa quy định về hệ thống thông tin và cơ sở quốc gia về tài sản công, dẫn đến thiếu minh bạch, không đảm bảo việc tra cứu, trích xuất CSDL về tài sản công phục vụ công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của người dân, DN. Để khắc phục tình trạng này, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 đã quy định cụ thể về nội dung, hình thưc và trách nhiệm phải công khai của cơ quan quản lý tài sản công. Đặc biệt, trong Luật dành 1 chương riêng về hệ thống thông tin và CSDL quốc gia vê tài sản công. Theo đó, quy định CSDL quốc gia về tài sản công bao gồm đầy đủ các loại tài sản công theo quy định của Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết về hệ thống thông tin cũng như CSDL quốc gia về tài sản công. Như vậy, Chính phủ sẽ quy định cụ thể các nội dung thông tin, dữ liệu được tích hợp chung vào CSDL quốc gia về tài sản công, từ đó giao cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương xây dựng CSDL đối với các loại tài sản công thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo các thông tin được kết nối, tích hợp vào CSDL quốc gia về tài sản công. Hệ thống dữ liệu này sẽ được công khai, minh bạch trên các trang thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để người dân, cộng đồng có thể thực hiện quyền giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm. |
|