【kq bong da hom.nay】Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, gia tăng khả năng chống chịu
Đây là chủ đề được tập trung trao đổi,ủngcốnềntảngkinhtếvĩmôgiatăngkhảnăngchốngchịkq bong da hom.nay thảo luận tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức, ngày 17/10.
Nhiều kết quả tích cực
Đánh giá lại diễn biến kinh tế vĩ mô quý III/2018, ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM cho biết, bước vào quý III, Chính phủ đã có những nhìn nhận lại về bối cảnh kinh tế mới và có những động thái chính sách nhanh và linh hoạt hơn.
Theo đó, Chính phủ vẫn nhấn mạnh ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, qua đó tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho việc tiếp tục cải thiện nền tảng về phía cung.
Cùng với định hướng lớn về tái cơ cấu kinh tế là việc đẩy mạnh cải cách thể chế, tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới và sáng tạo… Nhờ đó, ngay trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam vẫn được cải thiện, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn tích cực.
Cùng với đó, các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô trong quý III/2018 cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, tốc độ tăng GDP đạt 6,88% trong quý III và đạt 6,98% trong 9 tháng đầu năm, cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước đó.
Áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2018 nhờ đó đã giảm đáng kể. Đồng thời, xuất khẩu và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng khá ổn định, giúp bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các chuyên gia trao đổi, thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Thiện Trần |
Đặc biệt, quý III chứng kiến một số động thái tích cực từ chính sách tài khóa. Cụ thể, tinh thần sửa đổi Luật Quản lý thuế đã tiếp thu một số góp ý theo hướng phục vụ người nộp thuế nhiều hơn, đem lại nhiều quyền lợi hơn cho người nộp thuế.
Bên cạnh đó, phát hành trái phiếu chính phủ cũng không có biến động lớn, qua đó hạn chế tác động chèn lấn đối với đầu tư tư nhân và mặt bằng lãi suất.
Mặt khác, điều hành chính sách tài khóa không “vội vàng” theo hướng nới lỏng, mà hướng hơn đến phối hợp với chính sách tiền tệ để củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời duy trì dư địa để ứng phó nếu có thêm diễn biến bất lợi sau này…
Bên cạnh những điểm tích cực, theo ông Dương, công tác cải cách và điều hành kinh tế vĩ mô trong quý III vẫn cho thấy, một số vấn đề cần cải thiện như: Chất lượng của công tác tái cơ cấu kinh tế chậm được cải thiện so với yêu cầu. Việc thực hiện chiến lược thu hút FDI chọn lọc hơn vẫn chưa đạt được như kỳ vọng…
“Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại và thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, nhất là diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và chính sách lãi suất của Mỹ, đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là trong việc điều hành tỷ giá, lãi suất, chính sách thương mại…” – ông Dương nhấn mạnh.
Cần đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế
Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM cho rằng, những kết quả khả quan của kinh tế vĩ mô trong 9 tháng đầu năm đã giúp hình dung tốt hơn về bối cảnh và kết quả phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2018. Theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,88%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%.
“Quan trọng hơn, Việt Nam bước đầu đã thể hiện được năng lực ứng phó với các biến động bất lợi (về tỷ giá, lãi suất...) từ thị trường thế giới truyền tải qua các kênh hội nhập kinh tế quốc tế. Những chuyển biến ấy càng đáng lưu tâm hơn khi bối cảnh điều hành hiện tại (áp lực lạm phát trong nước và rủi ro suy giảm tổng cầu của kinh tế thế giới) khá giống – dù ở mức độ thấp hơn – so với giai đoạn cuối quý III, đầu quý IV năm 2008” – ông Cung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cung, diễn biến kinh tế vĩ mô trong quý IV/2018 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố. Cụ thể:
Thứ nhất, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc còn diễn biến khó lường, do còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như độ nhất quán chính sách của Mỹ sau bầu cử giữa kỳ.
Thứ hai, thị trường tài chính thế giới nói chung và các thị trường mới nổi trở nên dễ bị tổn thương hơn trước xu hướng gia tăng bảo hộ và biến động của dòng vốn đầu tư.
Thứ ba, các nền kinh tế chủ chốt chưa công khai can thiệp trực tiếp vào chính sách tỷ giá.
Thứ tư, tiến triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới (như Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu) có thể củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định tiếp tục đầu tư tại Việt Nam cũng như thu hút đầu tư FDI mới vào Việt Nam.
Trước tác động của những yếu tố trên, đưa ra khuyến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô trong quý IV/2018 và năm 2019, ông Cung cho rằng, cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng thêm dư địa cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc và động thái của các đối tác thương mại, đầu tư chính của Việt Nam, cập nhật nghiên cứu, đánh giá tác động và khả năng ứng phó theo các kịch bản đủ chi tiết.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các lĩnh vực, trong đó đẩy mạnh phát triển về chất lượng, nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Ngoài ra, cần áp dụng hiệu quả một số biện pháp liên quan như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách giá cả, tiền lương, chính sách đầu tư, thu hút FDI..../.
Diệu Thiện
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/267a299148.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。