【nhận định trận thụy sĩ】Trưởng thành từ theo dõi hiện đại hóa hải quan

truong thanh tu theo doi hien dai hoa hai quanMột số hình ảnh đáng nhớ trong hành trình xây dựng và trưởng thành của Báo Hải quan
truong thanh tu theo doi hien dai hoa hai quanCông tác báo chí của ngành đã được đặt ra rất sớm
truong thanh tu theo doi hien dai hoa hai quanBáo Hải quan thực hiện đúng tôn chỉ,ưởngthànhtừtheodõihiệnđạihóahảnhận định trận thụy sĩ mục đích của tờ báo ngành
truong thanh tu theo doi hien dai hoa hai quanCầu nối giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp
truong thanh tu theo doi hien dai hoa hai quan
Phóng viên Thái Bình tác nghiệp tại Trung tâm máy soi container (di động) của Cục Hải quan Hải Phòng.

Ngày 1/3/2008, tôi chính thức đầu quân về làm phóng viên Báo Hải quan tại Chi nhánh phía Nam (nay là Văn phòng đại diện tại TPHCM) chỉ ít ngày sau, tôi được phân công đi công tác tại Cục Hải quan Tây Ninh. Thời điểm đó, việc giải quyết thủ tục của các bộ, ngành đối với hàng hóa XNK nói chung chủ yếu theo phương thức thủ công.

Ấy thế nhưng, khi đặt chân đến trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (Cục Hải quan Tây Ninh), tôi lập tức ấn tượng với khu vực tiếp nhận tờ khai khang trang. Ngoài hệ thống máy tính phục vụ CBCC, đơn vị còn bố trí 2 - 3 chiếc máy vi tính phục vụ doanh nghiệp mang đĩa mềm đến kiểm tra thông tin và thực hiện thủ tục khai báo theo hình thức khai báo hải quan từ xa- điểm rất mới so với việc giải quyết thủ tục hành chính của không ít bộ, ngành tôi được tiếp xúc, chứng kiến thời điểm đấy (lúc này ngành Hải quan đang thí điểm thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhưng chưa phổ biến).

Ngày 1/5/2010, tôi chuyển công tác về Tòa soạn tại Hà Nội. Một trong những nhiệm vụ chính tôi được Ban Biên tập phân công là tiếp tục theo dõi lĩnh vực cải cách, hiện đại hóa hải quan.

Lúc này, dù mới ít năm nhưng việc khai báo hải quan từ xa đã trở thành “dĩ vãng” nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Có thể nói, việc khai báo từ xa hay thực hiện thủ tục hải quan điện tử là sự đột phá giúp ngành Hải quan trở thành một trong những đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), áp dụng các phương thức quản lý hiện đại vào thực hiện thủ tục với hàng hóa XNK.

Đến năm 2014, ngành Hải quan tiếp tục tiến thêm một bước dài khi triển khai thành công Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Nhật Bản viện trợ, để chuyển từ “thủ tục điện tử” thành “thông quan tự động” và tích hợp, thống nhất dữ liệu XNK toàn Ngành.

Hiện nay, ngoài VNACCS/VCIS, ngành Hải quan đang đẩy mạnh thực hiện Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) và nhiều hệ thống CNTT liên quan để bắt nhịp sớm với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm xây dựng hệ thống CNTT của ngành Hải quan thông minh, tích hợp.

Với sự tiên phong trong cải cách, hiện đại hóa hải quan, ngành Hải quan được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại.

Như vậy, chỉ độ hơn 10 năm, công tác hiện đại hóa của ngành Hải quan đã tiến một bước dài, từ những chiếc đĩa mềm đến tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác hiện đại hóa cũng không còn bó hẹp trong nội Ngành mà cơ quan Hải quan đã trở thành “đầu tàu” kéo các bộ, ngành vào công cuộc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK theo chủ trương của Chính phủ và rộng hơn là tiên phong về thực hiện Chính phủ điện tử.

Với cá nhân tôi, để đáp ứng được yêu cầu công việc, với sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban Biên tập, bản thân đã không ngừng học hỏi để nỗ lực bám sát, thông tin kịp thời, đầy đủ, đa dạng về lĩnh vực cải cách, hiện đại hóa ngày càng rộng mở của Ngành. Từ “sự chập chững” ban đầu chỉ xoay quanh thông tin đơn thuần về số liệu, tờ khai, kim ngạch thực hiện khai báo từ xa, hay thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đến nay tôi có nhiều bài viết chuyên sâu, loạt bài, chuyên đề về lĩnh vực này. Thông tin rộng mở từ quá trình xây dựng văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện; là những tin, bài về kết quả tích cực và cả những thông tin phản biện, xây dựng với những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt…

Đặc biệt, nhiệm vụ của phóng viên theo dõi xuyên suốt về công tác hiện đại hóa không chỉ giúp tôi được gặp gỡ, học hỏi, đưa tin ở nhiều đơn vị, cá nhân trong Ngành mà còn có cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn để viết bài với những chuyên gia nước ngoài như ông Hiroki Sakurai (chuyên gia của Nhật Bản trong quá trình thực hiện VNACCS/VCIS); phỏng vấn lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành trong quá trình thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN…

20 năm Báo Hải quan xuất bản số đầu tiên, tôi cũng có phân nửa thời gian được gắn bó. Thời gian, sự đóng góp còn khiêm tốn so với nhiều thế hệ phóng viên, biên tập viên đi trước, nhưng cũng giúp cá nhân tôi có sự trưởng thành rất lớn trong nghề nghiệp để có thể vững vàng, tự tin, tự hào là phóng viên Báo Hải quan khi tác nghiệp trong nhiều môi trường khác nhau. Đây là tiền đề quan trọng để cá nhân tôi tiếp tục không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong môi trường hoạt động hải quan ngày càng rộng mở, trong xu hướng phát triển đa phương tiện của Báo Hải quan.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Mạnh Tùng: Chủ động, tích cực tuyên truyền về công tác hiện đại hóa

truong thanh tu theo doi hien dai hoa hai quan

Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tôi nhận thấy Báo Hải quan luôn chủ động và đặt nội dung tuyên truyền về công tác hiện đại hóa hải quan là một nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, lãnh đạo, phóng viên của Báo thường xuyên có sự trao đổi với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, các cục hải quan địa phương để tuyên truyền về nội dung này một cách tổng thể, đầy đủ, khách quan, đa chiều từ thông tin vĩ mô về chủ trương, chính sách đến vấn đề cụ thể trong quá trình thực hiện.

Tôi đánh giá đây là sự tích cực, chủ động của Báo Hải quan.

Nội dung được Báo cập nhật thường xuyên, có hệ thống, bám sát lĩnh vực cải cách hiện đại hóa trong nhiều năm từ những thời kỳ phôi thai đến thời điểm thực hiện các chương trình lớn như thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; Hệ thống quản lý hải quan tự động VASSCM…

Quá trình thực hiện các chương trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác hiện đại hóa hải quan của Cục tạo ra những tác động rất lớn trong toàn Ngành. Để thực hiện thành công có sự đóng góp lớn của công tác tuyên truyền để CBCC, người dân, doanh nghiệp, các đối tác liên quan hiểu, hợp tác. Đặc biệt, khi thực hiện chương trình lớn như mở rộng thủ tục hải quan điện tử với nhiều vấn đề cần thay đổi, phạm vi, đối tượng ảnh hưởng rất lớn, nếu không có sự góp sức của công tác tuyên truyền, trong đó có Báo Hải quan sẽ không đạt được những kết quả tích cực hiện nay.

Báo Hải quan cũng là kênh thông tin phản biện hiệu quả. Thông qua việc bám sát cơ sở, Báo Hải quan đã kịp thời ghi nhận, phản ánh thông tin về khó khăn, vướng mắc từ đối tượng bị ảnh hưởng giúp cơ quan quản lý kịp thời phát hiện bất cập để sửa đổi, bổ sung.

Điều này thể hiện rõ vai trò phản biện, thông tin đa chiều của Báo Hải quan.

Phóng viên Báo Hải quan tiếp cận vấn đề thường xuyên, chủ động, giữ mối quan hệ trao đổi thông tin cởi mở, gần gũi với các đơn vị, điều này góp phần tích cực giúp công tác tuyên truyền về cải cách, hiện đại hóa đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, Báo cũng tạo dựng được hệ thống cộng tác viên có chất lượng không chỉ trong Ngành mà còn ở các những bộ, ngành liên quan khi đưa thông tin về lĩnh vực này.

Với sự hợp tác hiệu quả giữa Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan với Báo Hải quan thời gian qua, thay mặt tập thể lãnh đạo và CBCC của Cục tôi xin trân trọng cảm ơn sự đồng hành, phối hợp hiệu quả của Báo Hải quan. Tôi tin tưởng với kết quả đã được, hai đơn vị tiếp tục có sự hợp tác tốt hơn nữa trong những năm tới.

Thái Bình (ghi)

Cúp C2
上一篇:Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
下一篇:Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu