Chỉ với 100 triệu được nhà nước hỗ trợ,ùngtriệunhàkhoahọcchếtạolòđốtrácgiátriệkèo tài xỉu 0.75 là gì thực hiện trong 1 năm, kỹ sư Nguyễn Anh Minh cùng các nhà khoa học Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã chế tạo thành công lò đốt rác sinh hoạt công suất 200 – 500 kg/giờ, với giá thành 550 triệu. Trong khi các lò đốt ngoại nhập giá lên đến 1,8 – 2 tỷ đồng. Lò đốt của các nhà khoa học viện Khoa học vật liệu giá 550 triệuLò đốt này có các cửa, van dùng để điều chỉnh áp suất, gió...phù hợp, tạo sự đối lưu không khí phù hợp, cháy tự nhiên. Nếu nhiệt độ từ 500 độ C trở lên, tất cả rác thải ướt sẽ được sấy khô (độ ẩm nhỏ hơn 85%) và đốt cháy hoàn toàn bên trong buồng đốt chính. Sau đó sẽ chuyển thành hơi nước và gas. Sau đó sẽ được chuyển vào buồng thứ cấp của máy. Sau khi cháy xong, các chất thải được đi quan bộ xúc tác nhiệt độ dưới 300 độ C. Theo các nhà khoa học, “bộ xúc tác” này chính là “bí quyết công nghệ” của những người chuyên nghiên cứu về vật liệu. Họ đã chế tạo ra gốm cấu trúc tổ ong, có tác dụng hút các chất độc, đảm bảo khí thải đủ tiêu chuẩn an toàn. Khí thoát ra đạt tiêu chuẩn QCVN30:2010/BTNMT. Gốm cấu trúc tổ ong đã được sử dụng thành công trong ống bô xe máy, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải đáp ứng yêu cầu về môi trường. Lò đốt này không phải dùng nguyên liệu, nhiệt độ yêu cầu cao nhất là 500 độ C (so với các lò đốt khác là 1000 độ C) nên tiết kiệm rất nhiều về nhiên liệu, năng lượng. Kỹ sư Nguyễn Anh Minh hy vọng, sản phẩm sẽ được các địa phương đón nhận, góp phần làm giảm lượng rác thải đang đe dọa môi trường của các vùng quê. Mặt khác, các nhà máy luyện kim, đúc...có thể sử dụng lò đốt này để khử các khí độc khi ra môi trường. Hoàng Lan
|