您现在的位置是:Thể thao >>正文

【soi kèo romania】Xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa: Cơ hội mở rộng thị trường ngoại

Thể thao146人已围观

简介Sản phẩm Vinamilk tại gian hàng trưng bày ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Bangabandhu, thủ đô Dhaka, Ba ...

sua

Sản phẩm Vinamilk tại gian hàng trưng bày ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Bangabandhu,ấtkhẩusữavàsảnphẩmtừsữaCơhộimởrộngthịtrườngngoạsoi kèo romania thủ đô Dhaka, Bangladesh.

Kim ngạch XK sữa và các sản phẩm từ sữa tăng trưởng 27,37%

Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo của Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong năm 2018, doanh thu ngành sữa ước đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2018, giá trị kim ngạch XK sữa và sản phẩm từ sữa liên tục tăng, từ 84,47 triệu USD năm 2016 tăng lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Giá trị kim ngạch XK trung bình cả giai đoạn tăng trưởng là 27,37%. Trong 3 tháng đầu năm 2019, giá trị kim ngạch XK sữa đạt 48,6 triệu USD. Trong đó, các thị trường XK chính là: Iraq, Hồng Kông, Trung Quốc, Afganistan, Philippines và một số nước khác như UAE, Lào, Myanma, Nhật Bản…

Hiện Việt Nam có 10 DN có sản phẩm sữa XK, trong đó một số DN XK sữa chủ yếu là Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và TH true Milk, Mộc Châu Milk…

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính chung 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 266 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, thị trường nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam chủ yếu từ các nước New Zealand, EU và một số nước khác như Singapore, Thái Lan, Australia, Đức, Mỹ, Pháp.



Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2019 khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, ngành sữa sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn về giá. Thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản sẽ cắt giảm xuống còn 0% khiến các dòng sản phẩm này tăng khả năng cạnh tranh về giá…

Theo nhận định của Cục Chăn nuôi, trong năm 2019, hoạt động XK sữa dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các DN trong nước tăng cường thúc đẩy XK ra nước ngoài. Ngoài XK sản phẩm thì Vinamilk và TH true Milk cũng đầu tư ra nước ngoài, trong đó: Vinamilk đầu tư về ngành sữa sang Mỹ, New Zealand, Campuchia, Ba Lan, Lào, Myanmar và đang tìm kiếm, mở rộng thị trường sang EU, châu Phi và Nam Mỹ; TH true Milk đầu tư dự án khoảng 2,7 tỷ USD sang Nga để chăn nuôi, chế biến sữa…

Nhiều cơ hội mở rộng thị trường ngoại

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Toản - quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho rằng, trong tương lai khả năng mở rộng thị trường XK các sản phẩm sữa, sản phẩm chế biến từ sữa của Việt Nam rất lớn.

Theo phân tích của ông Toản, xét về kim ngạch nhập sữa, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) là những thị trường hàng đầu thế giới (nhập khoảng 5 tỷ USD/năm, chiếm 18,3% tổng sữa nhập khẩu trên thế giới). Đáng chú ý, trong ASEAN thì Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore đều là nước có nhu cầu nhập khẩu sữa với giá trị rất lớn, 500 - 600 triệu USD/năm. Dựa trên lợi thế so sánh về ưu thế sản xuất, lợi thế về thương mại, ngành sữa của Việt Nam có thể xác định các thị trường quốc tế mục tiêu là: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Bên cạnh đó là các thị trường tiềm năng Ả rập Saudi và Nga.

Đặc biệt, ngày 26/4/2019 Nghị định thư về XK sữa, sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết sẽ tạo cơ hội rộng mở cho sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam XK vào thị trường 1,4 tỷ dân này. Dư địa XK sữa sang Trung Quốc là rất lớn. Tuy nhiên, thách thức lớn hiện nay là sữa của Úc và NewZealand đang chiếm thị phần lớn trên thị trường sữa Trung Quốc. Do đó, sữa của Việt Nam vào Trung Quốc có triển vọng nhưng sẽ gặp phải cạnh tranh của hai “ông lớn” này…

Theo ông Toản, để mở rộng thị trường XK sữa của Việt Nam trong thời gian tới, trước mắt các DN nói riêng và ngành sữa cần ưu tiên phát triển các sản phẩm sữa chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường hàng đầu thế giới (Trung Quốc) theo tinh thần nghị định thư vừa ký kết ngày 26/4/2019. Đồng thời, tiếp tục phát triển các sản phẩm đáp ứng thị trường tiềm năng khác trong khu vực: Indonesia, Malaysia Philippines và Singapore.

Cùng với đó, các DN cần tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường XK… Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, nắm bắt xu hướng tăng trưởng của ngành, các DN chế biến sữa tại Việt Nam đang tiến hành mở rộng trang trại bò sữa để tăng tỷ lệ tự chủ nguồn cung. Nhờ đó, các DN trong ngành có thể kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào, giảm ảnh hưởng từ sự biến động giá nguyên liệu trên thế giới; đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe của thị trường.

Nam Khánh

Tags:

相关文章