【7m tỷ lệ bóng đá châu á】Đàm phán hạt nhân Iran đến hồi kết?

  发布时间:2025-01-26 01:50:18   作者:玩站小弟   我要评论
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đến Vienna tham gia đàm phán hôm 18-11-2014 Qua 9 vòng đàm p 7m tỷ lệ bóng đá châu á。

dam phan hat nhan iran den hoi ket

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đến Vienna tham gia đàm phán hôm 18-11-2014

Qua 9 vòng đàm phán dồn dập trong suốt một năm qua, Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an LHQ gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc, cùng với Đức) vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung về một số vấn đề then chốt. Mỹ, Pháp, Anh và Đức muốn giới hạn số lượng máy ly tâm của Iran trong khoảng 4.000-6.000 trong khi Tehran muốn duy trì khoảng 20.000 máy, thậm chí cao gần gấp 10 số này, đồng thời lắp đặt thêm các máy ly tâm thế hệ mới IR-2 có công suất cao hơn 2-5 lần so với loại IR-1 đang được sử dụng hiện nay.

Ngoài ra, Iran còn đòi hủy bỏ "ngay lập tức và toàn bộ" các lệnh trừng phạt song phương và đa phương chống lại nước này trong khi Mỹ và các nước đồng minh châu Âu chỉ chấp nhận dỡ bỏ từng phần dựa vào kết quả đánh giá việc thực hiện các cam kết của Tehran. Một điểm bất đồng khác liên quan đến thời hạn thanh sát các cơ sở hạt nhân của Iran. Các nhà đàm phán phương Tây muốn đặt các cơ sở này dưới sự giám sát của quốc tế trong khoảng thời gian từ 10-20 năm, đồng thời yêu cầu nước này phê duyệt Nghị định thư bổ sung Hiệp ước Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Trong khi đó, Tehran chỉ đồng ý cho phép thanh sát trong thời hạn 5 năm.

Tại vòng đàm phán quyết định này, các nhà ngoại giao cũng chịu thêm các sức ép chính trị ở cả Mỹ và Iran. Ngoài các đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực như Israel và các nước Arab vùng Vịnh, ngày càng có nhiều tiếng nói phản đối thỏa thuận với Iran và áp đặt thêm trừng phạt đối với nước này. Đặc biệt, sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm 4-11 vừa qua, đảng Dân chủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama mất quyền kiểm soát Quốc hội lưỡng viện vào tay đảng Cộng hòa vốn luôn hoài nghi về thiện chí của Iran và đòi gia tăng trừng phạt đối với quốc gia này.

Tại Iran, Tổng thống ôn hòa Hassan Rouhani và Ngoại trưởng Javad Zarif cũng chịu sức ép mạnh mẽ từ phe chống đối trong nước. Quốc hội do phe bảo thủ chi phối tuyên bố rằng thỏa thuận cuối cùng phải được các nghị sĩ phê chuẩn mới có giá trị, đồng thời yêu cầu các cuộc thương lượng phải bảo vệ nghiêm ngặt các quyền hạt nhân của nước này và phải đảm bảo dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt. Tuy trao quyền đàm phán hạt nhân cho chính phủ song Thủ lĩnh tối cao Ayatollah Ali Khamenei vẫn có tiếng nói cuối cùng trong vấn đề này.

Tuy nhiên, nhiều trở ngại nhưng không phải không có những thuận lợi. Theo các nhà phân tích, chính những sức ép nói trên sẽ thúc đẩy các nhà đàm phán nỗ lực chạy đua với thời gian và có thể có những nhượng bộ quan trọng vào phút cuối. Hơn nữa, dù vẫn còn bất đồng song chưa bao giờ các cuộc đàm phán lại chạm gần tới đích như hiện nay. Đây cũng là lần đầu tiên sau 10 năm đàm phán hết sức cam go và phức tạp, cả Mỹ và Iran có chung mong muốn, thậm chí rất nóng lòng muốn đạt được thoả thuận nhằm tháo ngòi một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất tại Trung Đông. Mỗi bên đều ý thức được rằng thời gian càng trôi, khả năng đạt được thỏa thuận càng giảm.

Vẫn còn sớm để nói về thành công hay thất bại, song trước khi bước vào vòng đàm phán lần thứ 10 này, các bên đều thể hiện quyết tâm nỗ lực tới tận phút cuối để không ra về tay trắng. Tốt đẹp là một thỏa thuận toàn diện, còn không ít nhất là ký kết một thỏa thuận tạm thời đặt thời hạn chót mới để tiếp tục tìm cách tháo gỡ bất đồng.

相关文章

最新评论