Cụ thể,ỉnhcoacutetổhợptaacutectổliecircnkếxem ket bong da từ đầu năm 2017 đến nay, các cấp hội đoàn thể, hội nghề nghiệp đã thành lập mới trên 50 mô hình, tổ hợp tác, tổ liên kết phụ nữ phát triển kinh tế, với trên 600 thành viên tham gia, trong đó có 2 tổ hợp tác thực hiện theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Các mô hình này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt, cung cấp phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ gia đình... Qua đó, hiện toàn tỉnh đã có trên 130 mô hình, tổ hợp tác, tổ liên kết đang duy trì hoạt động với trên 2.000 thành viên. Các mô hình này hoạt động có hiệu quả và thu hút được đông đảo hội viên phụ nữ tham gia.
Điển hình như Hội LHPN huyện Lộc Ninh hỗ trợ thành lập 2 tổ hợp tác, gồm: Tổ hợp tác Phụ nữ kinh doanh chăn nuôi dê Hiệp, tại ấp Hiệp Thành xã Lộc Hiệp, với 23 thành viên tham gia. Tổ hợp tác này hiện đang chăn đàn dê hơn 500 con, hàng tuần xuất bán hơn 1.000 kg dê thịt với nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thịt được kiểm tra và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường. Thứ hai là tổ hợp tác chăn nuôi và kinh doanh gia cầm tại ấp 8 xã Lộc Thái, với 13 thành viên nữ, 100% thành viên trong tổ được hội hỗ trợ vay vốn từ các nguồn vốn phi chính phủ và vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư thêm con giống, chuồng trại.
Hội LHPN thị xã Đồng Xoài có mô hình tổ hợp tác may gia công xuất khẩu ở phường Tân Xuân, với 30 thành viên tham gia và đã giải quyết việc làm cho 46 chị, trong đó có 30 chị làm tại chỗ, 16 chị mang về nhà làm. Đối với mô hình dịch vụ gia đình ở xã Tân Thành và phường Tân Bình có 23 thành viên tham gia. Ở Hội LHPN huyện Đồng Phú có tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò sinh sản, ban đầu có 4 thành viên và 4 con trâu, 2 con bò, đến nay tổng số thành viên của tổ hợp tác đã tăng lên 18 thành viên với tổng đàn trâu, bò gần 100 con.
Các tổ hợp tác, tổ liên kết đã và đang góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời đẩy nhanh công tác xóa đói giám nghèo ở các vùng nông thôn.
ĐT