当前位置:首页 > La liga

【wellington – ws wanderers】Đồng Nai: Nhiều giải pháp kiểm soát hiệu quả nguồn thải công nghiệp

Giám sát chặt nguồn thải ngay từ gốc

Chia sẻ về kết quả kiểm soát nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn,ĐồngNaiNhiềugiảiphápkiểmsoáthiệuquảnguồnthảicôngnghiệwellington – ws wanderers ông Đặng Minh Đức – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Đồng Nai cho biết, với 31 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về các KCN tập trung. Mặc dù việc xây dựng và phát triển các KCN đã tạo điều kiện cho tỉnh huy động các nguồn vốn, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, nhưng cũng gây ra không ít hệ lụy cho môi trường. Tuy nhiên, bằng các giải pháp như: chi ngân sách đầu tư các công trình, dự án bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm tra, giám sát và hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp (DN) thứ cấp thực hiện các quy định, Đồng Nai đã cơ bản kiểm soát được các nguồn thải công nghiệp.

Về nước thải, 31 KCN của Đồng Nai hiện tại đều có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường. Trong đó, 25 KCN được tỉnh đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động và truyền dữ liệu về Sở TN&MT theo dõi, giám sát. Định kỳ và đột xuất Ban Quản lý các KCN Đồng Nai phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc thu gom, xử lý nước thải và đôn đốc các DN mới đi vào hoạt động đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của KCN nhằm hạn chế phát sinh nước thải ra môi trường.

Đoàn công tác liên ngành của tỉnh kiểm tra hệ thống thoát nước mưa và nước thải tại Khu công nghiệp Agtex Long Bình (TP.Biên Hòa).
Đoàn công tác liên ngành của tỉnh kiểm tra hệ thống thoát nước mưa và nước thải tại Khu công nghiệp Agtex Long Bình (TP.Biên Hòa).

Về khí thải, DN có phát sinh khí thải buộc phải thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường. Kết quả quan trắc không khí 6 tháng đầu năm tại 26 KCN ở Đồng Nai cho thấy, hầu hết các thông số đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Chỉ có 3 KCN có thông số bụi vượt quy chuẩn từ 1-1,4 lần tại thời điểm đo là Thạnh Phú, Nhơn Trạch và Lộc An - Bình Sơn và KCN Gò Dầu có thông số bụi PM10 vượt quy chuẩn.

Về chất thải rắn, Sở TN&MT yêu cầu các DN phải đăng ký khối lượng thải ra. Về quy trình, chất thải rắn được thu gom, phân loại tại DN sau đó xử lý theo 2 hình thức là hợp đồng với đơn vị có nhu cầu hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đối với chất thải không còn giá trị thương mại. Đối với chất thải nguy hại, DN buộc phải thu gom, phân loại, lưu trữ và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

“Hiện tại, Sở TN&MT Đồng Nai đang thực hiện giám sát các nguồn chất thải thông qua hệ thống quan trắc tự động và kiểm tra trực tiếp. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các DN, KCN dù còn vài vi phạm nhỏ nhưng đã ngày càng đi vào nề nếp...” – ông Đặng Minh Đức nói.

Chọn lọc đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sạch

Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày các KCN trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 128 nghìn m3 nước thải; khoảng 1,3 nghìn tấn chất thải công nghiệp thông thường và gần 500 tấn chất thải nguy hại. Hiện 25 KCN đã có trạm quan trắc nước thải tự động; 42/67 DN thuộc đối tượng bắt buộc lắp quan trắc tự động nước thải và 15/67 DN thuộc đối tượng bắt buộc lắp quan trắc khí thải tự động đã lắp đặt, truyền dữ liệu về Sở TN&MT.

Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các thông tư, nghị định hướng dẫn đã có hiệu lực. Theo Phó Chủ tịch UBND Đồng Nai Võ Văn Phi, sắp tới tỉnh sẽ tổ chức các hội nghị triển khai quy định về khuyến khích tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn đến doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hạ tầng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững luôn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Cụ thể, bên cạnh việc đầu tư hệ thống quan trắc tự động nước thải cho các KCN nhằm giảm thiểu sự cố môi trường, nhiều năm nay Đồng Nai đã không thu hút đầu tư ồ ạt mà chọn lọc dự án sử dụng công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải, bên cạnh đó là hỗ trợ các DN chuyển đổi công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất sạch hơn.

“Chính quyền cũng yêu cầu Sở TN&MT, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, lực lượng công an và UBND các huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường tại các DN, KCN nhằm ngăn ngừa, kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra. Trường hợp cố tình vi phạm về chôn lấp chất thải, xả nước và khí thải ra môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí lập hồ sơ truy tố. Để hỗ trợ các DN làm ăn lâu dài, mỗi năm UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương đều tổ chức gặp gỡ, lắng nghe và giải đáp các khó khăn, kiến nghị của nhà đầu tư. Nếu trong phạm vi thẩm quyền, tỉnh tháo gỡ ngay; còn ngoài thẩm quyền thì tỉnh kiến nghị các bộ, ngành trung ương hướng dẫn…” – ông Võ Văn Phi nói.

分享到: