Đây là kết quả của kỳ khảo sát POPI 2019,ỉsốcôngkhaingânsáchcủacáctỉnhcónhiềucảithiệcách tính tiền số đá 3 con miền nam do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện. Hội thảo công bố POPI 2019 được tổ chức ngày 8/7, tại Hà Nội. Có 24 tỉnh công khai đầy đủ thông tin về NSNN Trình bày về kết quả POPI 2019, ông Vũ Sỹ Cường – Đại diện nhóm nghiên cứu POPI cho biết, kết quả khảo sát POPI 2019 cho thấy chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh đạt 65,5 điểm trên tổng số 100 điểm quy đổi xếp hạng, cao hơn so với chỉ số trung bình đối với POPI 2018 là 51 điểm và POPI 2017 là 30,5 điểm. Điều này cho thấy mức độ công khai NSNN của 63 tỉnh năm 2019 đã cải thiện hơn so với năm 2017 và 2018. Tín hiệu đáng khích lệ là năm 2019 đã có 24 tỉnh công khai “đầy đủ” thông tin về NSNN, trong khi năm 2018 chỉ có 6 tỉnh công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách tỉnh. Trong xếp hạng POPI 2019, có 24 tỉnh được xếp vào nhóm A – công khai “đầy đủ”, đứng đầu là Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đà Nẵng. Có 27 tỉnh công khai “tương đối”, 9 tỉnh công khai “chưa đầy đủ” và 3 tỉnh “ít” công khai là Hòa Bình, Đồng Tháp và Lạng Sơn. “Như vậy, đối với năm 2019, đã có 51 trong tổng số 63 tỉnh thành có mức điểm trên trung bình, trong khi con số này của năm 2018 chỉ là 31 tỉnh. Điều này cho thấy nỗ lực rõ rệt trong việc cải thiện công khai minh bạch ngân sách của các địa phương” – ông Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm tích cực là sự cải thiện về công khai minh bạch ngân sách của các địa phương, kết quả khảo sát POPI 2019 về mức độ tham gia của người dân cho thấy, nhìn chung các tỉnh ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quy trình ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh, thành phố là 38,01 điểm. Có 61/63 cổng thông tin điện tử của các tỉnh có thư mục hỏi đáp và email liên hệ. Tuy nhiên, mức độ phản hồi của sở tài chính các tỉnh đối với người dân rất thấp. Đơn cử, chỉ có 8/63 sở tài chính của các tỉnh trả lời yêu cầu cung cấp thông tin của nhóm nghiên cứu qua email. “Hiệu quả của việc sử dụng NSNN chỉ được nâng cao khi có sự tham gia giám sát của cộng đồng. Bởi vậy, các tỉnh cần tăng cường cơ chế về sự tham gia của người dân trong quy trình ngân sách bằng cách chủ động trong việc phản hồi các câu hỏi của người dân về ngân sách; đồng thời, cần xây dựng và công bố quy chế nội bộ về quy trình cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin…” – ông Cường đưa khuyến nghị. Các địa phương cần tăng cường công khai minh bạch ngân sách Chia sẻ về kết quả POPI 2019, từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Đinh Thị Mai Anh – Trưởng phòng Quản lý NSNN – Vụ NSNN (Bộ Tài chính) cho rằng, về cơ bản, các địa phương đã có rất nhiều nỗ lực và thực hiện khá tốt việc công khai ngân sách theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, để tiếp tục tăng cường công tác công khai minh bạch trong hoạt động quản lý NSNN, tạo điều kiện tối đa cho người dân được tham gia vào quá trình xây dựng dự toán ngân sách và giám sát quá trình quản lý, sử dụng NSNN, qua đó góp phần cải thiện điểm số POPI trong thời gian tới, Bộ Tài chính có một số kiến nghị. Trước hết, đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện công khai NSNN theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thứ hai, đề nghị các sở tài chính rà soát, hoàn thiện chuyên mục “Công khai ngân sách” trên cổng thông tin điện tử của sở tài chính và tổ chức đăng tải thông tin công khai ngân sách theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời gian và định dạng quy định. Thứ ba, các tỉnh cần có cơ chế khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân đối với quá trình lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng NSNN, thông qua các hình thức như tổ chức các cuộc họp đối thoại công khai với người dân, xây dựng quy chế vận hành chuyên mục “Hỏi và đáp” trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân, sở tài chính để tiếp nhận và phản hồi đầy đủ, kịp thời các ý kiến đóng góp, thắc mắc của người dân. Bên cạnh đó, đại diện Vụ NSNN cũng cho biết thêm, thực hiện chủ trương đơn giản hóa chế độ báo cáo theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng “Ứng dụng công khai NSNN” (ứng dụng) để tiếp nhận tự động tài liệu, số liệu công khai ngân sách của các địa phương. Do đó, đề nghị các sở tài chính rà soát thực hiện nhập tài liệu, số liệu, báo cáo công khai ngân sách địa phương trên ứng dụng. “Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để Bộ Tài chính thực hiện theo dõi, giám sát việc thực hiện công khai ngân sách của các bộ, địa phương. Về phía các địa phương cũng giúp các địa phương đơn giản hóa việc báo cáo, công khai NSNN. Đặc biệt, ứng dụng này sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu chung, phục vụ việc truy cập, khai thác dữ liệu đa chiều” – bà Mai Anh cho biết./. Diệu Thiện |