Theánhhậuquảnghiêmtrọngsaukhitiêmfillercảithiệnvòsoi keo augsburgo đó, 4 năm trước, nghe thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, chị N. đến một cơ sở spa - thẩm mỹ (không nhớ tên) với mong muốn cải thiện hõm và tăng kích thước vòng 3. Tại spa, chị được thực hiện tiêm filler vào vùng mông. Sau tiêm tình trạng ổn định.
Đầu năm 2024, sau 4 năm tiêm chất làm đầy, vùng mông phải của chị N. bất ngờ bị sưng thành khối chắc, ranh giới không rõ, tấy đỏ, đau.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, chị được bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm, sau đó thực hiện chích rạch các ổ áp xe vùng mông.
Trong quá trình chích rạch bác sĩ phát hiện rất nhiều ổ áp xe tại các vị trí, các lớp giải phẫu nông sâu khác nhau và đã nạo bỏ dịch mủ, tổ chức hoại tử, filler khoảng 50ml, bơm rửa các ổ áp xe đó.
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Quang - Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, các chất tiêm vào bệnh nhân không có bản chất rõ ràng, không được Bộ Y tế hay FDA cấp phép, không rõ tiêm vào vị trí nào và số lượng ra sao.
Cũng theo bác sĩ Quang, phẫu thuật chỉ giải quyết được khối tổ chức chứa dịch rõ ràng trên những xét nghiệm và lâm sàng, có thể còn những chất làm đầy trong tổ chức mô tiềm tàng chưa gây viêm và hoại tử nhu mô.
Do đó, có thể phải thực hiện thêm các thủ thuật chích rạch, nạo bỏ thêm các ổ áp khác. Đã có rất nhiều trường hợp viêm tấy áp xe mông do tiêm chất lạ, sau 5 năm, 10 năm phải phẫu thuật nhiều lần.