【lich thi dau bong da ngay mai】Cần chấn chỉnh đạo đức công vụ
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:26:52 评论数:
');this.closest('table').remove();"> |
Là công dân của thời đại công nghiệp 4.0, dù cao tuổi nhưng tôi vẫn cố sử dụng công nghệ với những tiện ích do nó mang lại. Nhờ có Smartphone và kết nối Zalo, từ Huế tôi gửi yêu cầu về quê nhà để nhờ chính quyền địa phương làm giúp cái bản “Trích lục chứng tử” cho mẹ.
Sau khi cung cấp thêm hình ảnh chứng thực theo đề nghị, tôi hỏi:
- Vậy tôi có cần về nhận trực tiếp không?
- Không cần, chúng tôi sẽ gửi văn bản qua EMS theo địa chỉ.
Quê tôi còn nghèo nhưng qua cách hành xử như vừa nêu cho thấy rõ đội ngũ cán bộ ở đây đã “tận tình phục vụ Nhân dân”.
Cũng liên đến việc làm hồ sơ, cháu tôi báo:
- Hôm qua cháu mang giấy ủy quyền kèm Căn cước công dân (CCCD) của ba ra UBND phường nhờ xác nhận chữ ký. Dù đã trình bày ba có việc về quê, nhưng nhân viên tiếp nhận không chịu và khăng khăng yêu cầu ba phải trực tiếp mang đến!
Nghe xong, tôi thật sự buồn và không hiểu trong câu chuyện này nhân viên của văn phòng UBND phường nọ có đúng không? Tôi băn khoăn về cái khoản tích hợp trong tấm CCCD. Thêm nữa, không rõ vị nhân viên ấy có đọc nội dung của giấy ủy quyền không? Nếu đọc thì nội dung của nó chỉ ủy quyền cho người khác làm hồ sơ mà thôi!
Đến lượt tôi, theo quy định, sau khi làm tờ khai theo mẫu tôi mang ra văn phòng UBND phường nơi mình cư trú nhờ xác nhận chữ ký. Viên nhân viên tiếp nhận, bắt bẻ:
- Đề nghị làm lại.
- Vì sao?
- Vì phần xác nhận là của phường ghi, trong khi trong bản khai lại ghi “Ông… hiện thường trú tại:... và có chữ ký trên bản khai là đúng”.
Không nín nhịn được, tôi yêu cầu viên nhân viên tiếp nhận hồ sơ đọc lại mẫu do Chính phủ quy định và khẳng định:
- Tôi chỉ làm theo mẫu của Chính phủ!
Thấy tôi phản bác, viên nhân viên ấy mang tờ khai đi hỏi và sau đó vị phó chủ tịch UBND đã ký xác nhận.
Cũng sáng hôm đó, trong khi chờ đợi, bất ngờ tôi bắt gặp cảnh tượng đáng buồn. Một nữ cán bộ cầm xấp giấy chỉ vào cô gái bên cạnh, hạch sách:
- Ai chỉ cô này mang hồ sơ đến chỗ tôi?
Chướng tai, tôi nói lại:
- Ở đây không có bản hướng dẫn, người dân cần việc mới đến cửa quan. Người dân không biết mới đi hỏi. Là cán bộ, lẽ ra cô phải từ tốn hướng dẫn, giúp đỡ. Cô quát tháo ai?
Đó là sự thật mà tôi vô tình bắt gặp. Qua câu chuyện vụn vừa nêu có thể thấy đã có một số cán bộ “ngứa miệng” muốn chứng tỏ uy quyền; nếu không kịp thời chấn chỉnh và thanh tra đạo đức công vụ thì tình trạng “xa dân”, “hành dân” sẽ diễn ra.