Công nghiệp phát triển lại đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT) nói riêng và mục tiêu phát triển bền vững nói chung,ỗlựcbảovệmitrườty le bongda Hậu Giang cũng vậy. Ngành tài nguyên và môi trường phối hợp với Đoàn thanh niên các địa phương tien hành vệ sinh môi trường để hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng, công tác BVMT của tỉnh trong năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Để làm được điều này, ngành tài nguyên và môi trường đã nỗ lực rất nhiều. Bởi trước dư luận lo lắng khi Nhà máy giấy Lee&Man đi vào hoạt động sẽ “bức tử” sông Hậu nên ngành tài nguyên và môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức giám sát và báo cáo kết quả giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường của dự án Nhà máy giấy Lee&Man. Qua sự giám sát chặt chẽ, đến nay dự án đã được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đi vào vận hành chính thức. Không chỉ có dự án Nhà máy giấy Lee&Man, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là do chất thải rắn từ các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, rác thải từ các hộ gia đình, bệnh viện..., trong năm qua, công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng được các cấp, các ngành và địa phương tập trung triển khai bảo đảm chất lượng. Trong năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tổ chức khảo sát tình hình bảo vệ môi trường sau phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM), dự án BVMT đối với 29 cơ sở thẩm định. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, phản ánh về môi trường của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra trên lĩnh vực môi trường luôn được thực hiện thường xuyên nhằm xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, toàn tỉnh đã xử lý được 3 cơ sở hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, các cơ sở còn lại đang từng bước hoàn thành việc đầu tư khắc phục. Chưa dừng lại ở đó, để nâng cao ý thức của toàn dân trong việc bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã huy động toàn xã hội vào công tác bảo vệ môi trường bằng việc phối hợp với các hội, đoàn thể trong việc tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tự ý thức bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được quan tâm chú trọng bằng việc tổ chức các lớp tập huấn và cuộc thi về bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Nhiều chiến dịch truyền thông về môi trường cũng được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các tầng lớp nhân dân như: các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, làm cho thế giới sạch hơn, Tuần lễ Biển và Hải đảo, Giờ Trái đất... Các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án được thể chế hóa thành các chính sách, quy định, quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, qua đó nhận thức về công tác BVMT của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân được nâng lên. Vì thế, môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện đáng kể, nhiều công trình cung cấp nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường cho Nhân dân ở các vùng nông thôn trong tỉnh được đầu tư xây dựng. Tính đến nay, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt hơn 90%. Nhiều xã đã thành lập được tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thải và vận chuyển đến nơi quy định, hạn chế được tình trạng đổ rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn. Mặc dù đã đạt được các kết quả tích cực, nhưng công tác BVMT trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại và khó khăn. Toàn tỉnh chưa có nhà máy hay trạm xử lý rác đạt tiêu chuẩn, các bãi rác đơn thuần chỉ là bãi chứa rác tập trung. Hệ thống tiêu, thoát nước đã xuống cấp, nhiều nơi xảy ra tình trạng ngập nước khi có mưa lớn kéo dài, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, vẫn còn số ít doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, còn vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Ông Nguyễn Dân Danh, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, cho rằng: “Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước gặp khó khăn do hệ thống văn bản pháp luật về môi trường thường xuyên thay đổi, còn chồng chéo, chưa quy định cụ thể, do đó một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm được hết tất cả các thủ tục đã xảy ra tình trạng vi phạm. Bên cạnh đó, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức các công trình bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn hơn nữa để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp”. Bà Lê Thị Kim Diệu, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho biết: Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường, đưa vào quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song song đó, sẽ tăng cường công tác điều tra, thống kê, phân loại và có biện pháp kiểm soát phù hợp với từng loại nguồn thải. Ngoài ra, tiếp tục công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế tình trạng xả thải ra ngoài môi trường, vì mục tiêu chung là phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Bài, ảnh: LINH LAN |