【trận wolves】Tiến sĩ Việt kiều: Giáo dục đại học Việt Nam có vấn đề
时间:2025-01-11 05:42:26 出处:Cúp C1阅读(143)
Vấn đề này được TS Nguyễn Hải Linh đưa ra tại thảo luận về giáo dục trong khuôn khổ hội nghị Gặp gỡ trí thức kiều bào của UBND TP HCM được tổ chức ngày 6/4.
TS Linh nhìn nhận đào tạo đại học trong nước đang "tràn lan"; khi ra trường không chỉ cử nhân mà ngay cả thạc sĩ cũng thất nghiệp và có dấu hiệu ngày càng gia tăng.
Đặc biệt,ếnsĩViệtkiềuGiáodụcđạihọcViệtNamcóvấnđềtrận wolves người tốt nghiệp đại học trong nước còn thua kém so với nước ngoài, nhất là các mảng kiến thức chuyên môn thực hành, kỹ năng mềm, tác phong làm việc.
Tiến sĩ Nguyễn Hải Linh cho rằng giáo dục đại học nảy sinh nhiều vấn đề. Ảnh: BTC cung cấp |
Theo ông, ở những hội nghị trước, các lãnh đạo trong nước đều "mong các kiều bào cho ý kiến làm sao để giải quyết vấn đề này".
Ông Linh nói Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử nên có thể học hỏi về mặt giáo dục.
Giáo dục đại học Hàn Quốc chia ra làm hai nhóm là đại học nghiên cứu và đại học đào tạo nghề. Trong đó, đại học nghiên cứu chỉ tập trung ở một số trường mạnh, tạo ra sản phẩm chủ yếu phát triển khoa học công nghệ. Nhóm đại học tạo nghề tập trung những chuyên ngành đặc thù mà nhà máy, công ty, xã hội đang cần. Trường ĐH,các nhà nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu luôn đi cùng với nhau để sản phẩm làm ra tạo giá trị thặng dư.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Hàn Quốc cũng dẫn chứng ở nước này các trường đại học mạnh không phải là các đại học quốc gia mà chính là các trường tư thục. Phía sau những trường đại học tư thục đều có tập đoàn lớn hậu thuẫn. Những trường đại học này hoàn toàn được tự chủ tài chính, con người, chương trình đào tạo, nghiên cứu… và chỉ làm việc với Bộ Giáo dục một số khía cạnh cần thiết.
"Hiệu trưởng ở Hàn Quốc sẽ là người được làm chủ trường và là người "rất sạch sẽ" để đảm bảo uy tín chất lượng sinh viên sau khi ra trường, sản phẩm đào tạo, nghiên cứu của nhà trường"- ông cho hay.
Vị tiến sĩ Việt kiều đề xuất TP.HCM cần học tập mô hình Brain Korea 21 của Hàn Quốc. Cụ thể, chương trình chỉ đào tạo nguồn nhân lực trẻ là thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ.
"Chính họ là những nghiên cứu sinh năng năng động, sáng tạo trong nghiên cứu. Nguồn lưc để đào tạo là quỹ từ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Bộ khoa học. Với mô hình này đặt ra yêu cầu sau năm năm họ phải có sản phẩm thương mại đáp ứng đất nước"- ông cho hay.
Theo ông Linh, tại TP.HCM nếu ngân sách TP.HCM không thiếu thì có thể đặt hàng những trường đại học tốt nhất ở thành phố để một số ngành đang cần phát triển nhanh hơn.
Trong khi đó ông Phan Ty, một kỹ sư ở Anh cho rằng, giáo dục là làm sao cho học sinh, sinh viên thấy nhẹ nhàng, thoải mái mới có tư duy tốt. Cụ thể khi lên cấp 2 hay cấp 3 học sinh được học trong môi trường tốt, giáo viên giỏi. Các trường đại học cũng nên thay đổi, tạo sự đột phá cho người học.
"Tại sao các học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài rất giỏi nhưng không muốn về nước. Đó là vì khi về làm việc tại quê hương các em không thu được số tiền mà gia đình đã bỏ ra để đi vay mượn du học trước đó. Do đó, cần tạo môi trường làm việc cũng như đi học thoải mái, tốt để các em có vị trí mà không từ bỏ đất nước"- ông Phan Ty đề xuất.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các Việt kiều. Ảnh: BTC cung cấp |
Còn PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM, cho rằng từ năm 1995 ông đã đề xuất ra những cải tạo giáo dục. Bây giờ, một lần nữa ông khẳng định cần phải "bày binh bố trận" lại hệ thống đại học theo hướng đại học đa lĩnh vực, trọng điểm.
Theo PGS Tống, hiện tại Việt Nam có quá nhiều trường đại học quy mô nhỏ, chỉ tương đương cấp khoa, do vậy cần phải tổ chức lại hệ thống đại học. Ngoài ra phải xây dựng thống đào tạo giáo dục khai phóng, hệ thống bằng đôi…Các trường đại học phải tự cân bằng việc đào tạo và tuyển sinh khi đã quy hoạch.
Lãnh đạo TP.HCM hoan nghênh các ý kiến của kiều bào và cho hay tham vọng của thành phố là trở thành đô thị thông minh sáng tạo và trung tâm tài chính của khu vực. Trong nhiều năm qua TP.HCM đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hiện xây dựng nhiều kế hoạch phát triển bài bản hơn. Trước mắt, TP.HCM phải là thành phố có chất lượng sống tốt, phục vụ tốt hơn cho người dân.
Lê Huyền
Trường càng lớn càng khó tuyển sinh sau đại học
- Nhiều trường đại học lớn hiện nay, đặc biệt là khối các trường kỹ thuật, việc tuyển sinh sau đại học ngày càng trở nên chật vật.
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Cấm thành viên phi hành đoàn bay nếu có nồng độ cồn
- Hải Phòng: Quản lý nghiêm hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư
- Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
- Thái Bình 'hút' đầu tư FDI lĩnh vực năng lượng sạch
- Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu năm 2024, CPI không vượt quá 4%
- Vang mãi bản hùng ca Phước Long