【nằm mơ thấy chó đen】Cấp giấy phép CITES theo Cơ chế một cửa Quốc gia: Khó trong, khó ngoài
Phần mềm chưa thông
Theo bà Phan Thị Nguyệt, chuyên viên Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 5-7, tổng số hồ sơ đã và đang được xử lý trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia là 43 bộ, đã có 86 giấy phép CITES được cấp. Thời điểm ban đầu, chỉ có 2 DN tham gia triển khai thủ tục theo NSW, tuy nhiên sau quá trình hỗ trợ, tuyên truyền của Cơ quan quản lý CITES, tổng DN hiện đang tham gia đã tăng lên 5 DN.
Công ty TNHH Quốc tế Tam Son (DN chuyên NK mặt hàng túi xách, thắt lưng, dây đồng hồ… chất liệu da từ thị trường Pháp qua sân bay Nội Bài) là DN đã tham gia triển khai thủ tục cấp giấy phép CITES theo NSW từ tháng 4-2016. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Lê Thị Phương, nhân viên XNK của Công ty cho biết: Thời gian qua, DN có hơn 10 bộ hồ sơ nộp qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia với 30-40 giấy phép được cấp. Nếu mọi vấn đề thuận lợi, từ khi khai báo hồ sơ đến khi giấy phép được cấp mất khoảng 3-4 ngày.
“Về tinh thần, DN đánh giá cao những lợi ích mà NSW đem lại. Tuy nhiên, hiện nay vướng mắc nổi cộm mà DN gặp phải là, không hiểu vì lý do phần mềm còn trục trặc hay lý do nào khác mà khi giấy phép được cấp, cơ quan Hải quan lại không tiếp nhận được thông tin nên DN vẫn phải thủ công đem toàn bộ hồ sơ gốc tới nộp cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam để nhận giấy phép bản giấy. Sau đó, DN đem giấy phép này chuyển cho cơ quan Hải quan nhằm hoàn tất hồ sơ, làm thủ tục thông quan hàng hóa. DN mong muốn điều này sớm được xem xét, tháo gỡ nhằm tạo thuận lợi tốt nhất, giảm thời gian thông quan cho DN. Còn giấy phép bản gốc, DN có thể vẫn cần lấy về, song chỉ mang tính chất làm tư liệu lưu giữ”, bà Phương nhấn mạnh.
Đáp lại thắc mắc từ đại diện Công ty Tam Son, bà Nguyệt cho hay: Từ trước tới nay, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chưa hề nhận được phản ánh của DN tương tự trường hợp mà Công ty Tam Son nêu nên vẫn đánh giá mọi hoạt động diễn ra thông suốt. Thời gian tới, Cơ quan quản lý CITES sẽ sớm xem xét, cùng các đơn vị liên quan tháo gỡ vấn đề này, đồng thời mong muốn, trong suốt quá trình triển khai NSW, khi gặp bất kỳ khó khăn gì, các DN có thể phản hồi ngay để cơ quan chức năng kịp thời giải quyết.
Nói về những bất cập liên quan tới phần mềm khi triển khai NSW, bà Nguyệt cho biết thêm: So với thời điểm đầu triển khai, đến nay nhiều trục trặc liên quan tới phần mềm đã được khắc phục. Tuy nhiên, dung lượng tối đa được thiết kế để DN khai báo hồ sơ trên hệ thống Cổng thông tin một cửa Quốc gia chỉ 2Mb, không đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận DN khi có những hồ sơ DN phải khai báo lên tới hàng trăm trang. Đây cũng là một trong những hạn chế khiến DN đã từng thử, song không mặn mà với NSW.
Ngại ngần thay đổi
Ngoài yếu tố khách quan do phần mềm thiết kế chưa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của DN, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến việc triển khai NSW đối với thủ tục cấp Giấy phép CITES cho các DN XK, NK, tái XK mẫu vật động vật, thực vật thuộc các Phụ lục của CITES còn nhiều chật vật là bởi nhu cầu xin cấp giấy phép của DN không cao, đồng thời bản thân DN cũng ngại ngần thay đổi.
Đại diện một trong 5 DN đã tham gia triển khai NSW cho biết: DN chuyên XK các loại cây sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… Đến nay, DN mới thực hiện duy nhất một bộ hồ sơ qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Thời gian cấp giấy phép diễn ra mất khoảng 4-5 ngày. Tuy nhiên, do mới làm lần đầu nên DN gặp khá nhiều khó khăn, riêng khai hồ sơ cũng mất tới vài ngày, thậm chí còn phải nhờ một vài đơn vị hỗ trợ. “Trên thực tế, sau khi triển khai NSW, DN đánh giá, nếu áp dụng cả hai cách làm là hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy thì DN vẫn lựa chọn làm hồ sơ giấy. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế của DN, bởi số lượng hàng hóa DN XK không nhiều, có khi mỗi năm chỉ XK vài lần, tương ứng với việc xin cấp giấy phép vài lần. Khi đó, việc làm hồ sơ giấy hay điện tử không quá quan trọng”, vị đại diện này nói.
Liên quan tới vấn đề này, bà Nguyệt cũng khẳng định: Không ít DN cần triển khai thủ tục xin cấp giấy phép CITES, song quy mô DN khá nhỏ, không quen sử dụng công nghệ thông tin, cộng với việc số lần DN cần cấp giấy phép trong năm khá ít nên DN không mặn mà. “Đối với những DN quy mô lớn hơn, làm thủ tục xin cấp giấy phép khá thường xuyên thì cũng ngại thay đổi bởi đã quen với cách khai báo truyền thống qua hồ sơ giấy. DN có tâm lý sợ rắc rối ở những bước triển khai đầu tiên nên cứ mãi lần nữa dù đã được Cơ quan quản lý CITES hướng dẫn, khuyến khích thường xuyên”, bà Nguyệt nói.
相关推荐
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- Bé trai 3 tháng tuổi tử vong nghi do mẹ và cha dượng bạo hành ở Bà Rịa
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- Giám đốc công an Đồng Nai: Không để hình thành tội phạm theo kiểu 'xã hội đen'
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Phó Thủ tướng chỉ đạo rà soát các khu vực sạt lở, có biện pháp phòng ngừa
- Xúc động hình ảnh CSGT thắp hương trước hài cốt liệt sĩ trên đường về quê
- Báo cáo Bộ Chính trị đề án làm đường sắt tốc độ cao Bắc