【tỉ le keo 88】Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo: Doanh nghiệp cần làm gì để giảm bớt rủi ro?
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:05:08 评论数:
Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại Dubai - UAE: Cần thận trọng trong giao thương quốc tế Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE: Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp Vụ 5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo tại UAE: Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến cáo gì?ụlôhàngnôngsảnnghibịlừađảoDoanhnghiệpcầnlàmgìđểgiảmbớtrủtỉ le keo 88 |
Lỗ hổng khâu thanh toán là gì?
Vừa qua, lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi giá trị hơn nửa triệu USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo. Đến nay 4 lô hàng hồ tiêu, quế và điều đã được bên mua lấy ra khỏi cảng, trong khi bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa được nhận thanh toán. Còn 1 lô hàng hoa hồi được giữ tại cảng ở Dubai.
Các lô hàng nông sản được cho là đối tượng có nguy cơ bị lừa đảo vì dễ chia nhỏ, khó truy xuất nguồn gốc (Ảnh minh hoạ) |
Những ngày vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam và cơ quan Thương vụ Việt Nam tại UAE cùng với cơ quan chức năng Dubai đã tích cực vào cuộc để sớm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Chia sẻ về vụ việc này, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, trong hoạt động giao dịch quốc tế, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Đây không chỉ là cơ quan thực hiện thanh toán và chuyển tiền giữa người mua và người bán mà còn đóng vai trò đảm bảo cho thanh toán và giao dịch có độ tin cậy cao hơn. Một trong những phương thức mà doanh nghiệp thường sử dụng thông qua ngân hàng là D/P (đổi chứng từ để thanh toán).
Đây cũng là phương thức mà các doanh nghiệp trong vụ việc 5 lô hàng nông sản vừa qua áp dụng. Về lý thuyết, đây là hình thức thanh toán có độ tin cậy khá cao. Thông qua các ngân hàng tại Việt Nam và ngân hàng đối tác có đủ tin cậy, ta có thể thu lại tiền khi xuất khẩu.
Tuy nhiên trong trường hợp 5 lô hàng xuất khẩu sang Dubai thì khi ngân hàng Việt Nam chuyển bộ chứng từ sang cho nước ngoài thì bị thất lạc và lọt vào tay người mua, trong khi người mua chưa thanh toán cho phía ngân hàng tại Dubai. Đây là điểm mấu chốt dẫn đến người mua đã nhận được 4 lô hàng, còn 1 lô hàng đang giữ ở cảng thì họ chưa lấy được. Hiện nay, phía ngân hàng người mua cũng đang trong quá trình rà soát để tìm hiểu xem tại sao lại có tình trạng chưa thanh toán tiền mà bộ chứng từ lại lọt vào tay người mua.
Về khả năng đòi được tiền từ phía đối tác, ông Trần Thanh Hải chia sẻ, doanh nghiệp sẽ chỉ có thể đòi được tiền từ ngân hàng, còn ngân hàng có trách nhiệm đòi tiền từ người mua. Song, doanh nghiệp chỉ có thể đòi tiền từ ngân hàng khi có bằng chứng là chúng ta đã giao chứng từ cho ngân hàng.
“Một điểm ở đây, giống như vụ 76 container điều bị lừa đảo tại Italia năm ngoái là vì lý do nào đó, đơn vị chuyển phát chứng từ không giao đúng bộ chứng từ cho người có trách nhiệm ở phía ngân hàng người mua. Trong trường hợp này thì bộ hồ sơ đó được giao cho nhân viên an ninh của ngân hàng. Vậy, nhân viên đó có phải là người có thẩm quyền nhận bộ hồ sơ đó không? Đây chính là lỗ hổng trong quy trình mà các bên, kể cả ngân hàng và đơn vị chuyển phát phải xem xét lại?” – ông Trần Thanh Hải lý giải.
Giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam?
Trên thực tế, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, những tranh chấp cũng thường xuyên xảy ra. Đây là những giao dịch và tranh chấp dân sự. Nhưng điểm đáng ghi nhận là thời gian qua đã có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước như cơ quan ngoại giao, cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài… trong việc làm việc với cơ quan cảng vụ, Bộ Ngoại giao ở phía bạn để cố gắng giữ lại lô hàng thứ 5. Sau đó làm việc với hãng tàu để thu hồi hoặc chuyển sang bán cho người mua khác.
Sự việc này tiếp tục đặt ra yêu cầu xác minh độ tín nhiệm và uy tín phía đối tác. Điều này không dễ vì khoảng cách giữa các quốc gia là rất xa. Song hiện nay, có một số giải pháp các doanh nghiệp đang sử dụng. Ông Trần Thanh Hải chia sẻ, thứ nhấtlà thông qua tổ chức đánh giá tín nhiệm hoặc các tổ chức tư vấn doanh nghiệp. Họ có sẵn một kho dữ liệu lớn, cập nhật thường xuyên để có thể đánh giá được tình trạng của các doanh nghiệp. Các tổ chức như vậy có rất nhiều, song doanh nghiệp phải chấp nhận trả phí.
Thứ hai là thông qua tổ chức, hiệp hội ngành hàng, VCCI… là nơi để cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm.
Thứ balà các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, một phương tức doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro là thông qua các doanh nghiệp dịch vụ logistics. Ví dụ như khi doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp logistics ở Việt Nam, có đối tác ở Dubai thì họ sẽ có trách nhiệm giao chứng từ cho đối tác logistics ở Dubai chứ không phải giao cho người mua. Đối tác đó sẽ làm nhiệm vụ giao lại cho người mua. Trong trường hợp đó, kể cả người mua có bộ chứng từ thì vì bộ chứng từ không mang tên họ nên họ cũng không thể lấy được hàng. Đây là 1 quá trình hiệu quả mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong tầm tay.
“Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp phải luôn chủ động nâng cao nhận thức thông qua việc làm việc với các đơn vị tư vấn luật hoặc luật sư trong suốt quá trình kinh doanh chứ không phải chỉ khi tranh chấp xảy ra. Họ có thể xem xét các hợp đồng, đảm bảo điều khoản trong đó là tin cậy nhất, không đem lại bất lợi. Hoặc khi tranh chấp xảy ra, luật sư thay mặt cho doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thì vụ việc có thể giải quyết tốt hơn”– ông Trần Thanh Hải lưu ý.
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trương Xuân Trung - Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại UAE, kiêm nhiệm Cata cho hay, để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường UAE, Thương vụ Việt Nam tại UAE khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý một số điều như cần phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để đảm bảo an toàn nhất. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và xác minh doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng.
“Đặc biệt, doanh nghiệp cần hạn chế sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic Transfer) trả sau hay cầm cố séc (séc không có giá trị vì trong tài khoản không có tiền). Đây là các hình thức thanh toán rất rủi ro vì người mua nhận hàng rồi không thanh toán tiền, hoặc người mua không nhận hàng sẽ phát sinh chi phí kéo hàng về. Nếu là mặt hàng tươi sống thì doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm nhiều chi phí hơn”– ông Trương Xuân Trung lưu ý.