【trực tiếp bd hôm nay】8 Hiệp hội góp ý cho quy định Dự thảo Thích ứng an toàn với dịch Covid
8 Hiệp hội ngành hàng kiến nghị cần cụ thể hóa quy định "Thích ứng an toàn với Covid-19". |
8 hiệp hội,ệphộigópýchoquyđịnhDựthảoThíchứngantoànvớidịtrực tiếp bd hôm nay gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM, Hội Doanh nghiệphàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Hội Mỹ nghệ, chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP, Hiệp hội Nhựa Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật bản tại Việt Nam (JCCI) đã có văn bản góp ý gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn với dịch Covid-19".
Các hiệp hội cho rằng, hướng dẫn tại dự thảo chưa tính tới sự khác biệt về tình hình dịch giữa các vùng trong cả nước, nên thiếu tính linh hoạt. Nhiều quy định vẫn mang mục tiêu "zero Covid" chứ chưa hoàn toàn là "sống chung với Covid". Chỉ số đánh giá đưa ra thắt chặt quá mức các vùng dịch, xét nghiệm nhiều kể cả khi đã tiêm đủ vaccine.
Dự thảo đưa ra quy định trên 80% số người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine. Các hiệp hội cho rằng, với tình hình dịch bệnh tại TP. HCM hiện nay, nếu áp dụng quy định này vào đánh giá nguy cơ dịch bệnh, TP HCM sẽ nằm ở nhóm nguy cơ cấp độ 4. Và như vậy phải rất lâu (2-3 tháng nữa), Thành phố mới có thể mở cửa kinh tế.
Ngoài ra, dự thảo hướng dẫn vẫn còn nhiều quy định chỉ phù hợp chủ trương "zero Covid", ảnh hưởng lớn tới kinh tế. Chẳng hạn, quy định cách ly tập trung với F0, F1; chỉ điều trị F0 tại nhà với trường hợp dịch ở cấp 3 và 4; hay ngừng hoạt động trung tâm thương mại và cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng cấp 4...
Theo các hiệp hội, những quy định này chỉ nên áp dụng trong thời gian chuyển đổi. Khi đã sang giai đoạn sống chung với virus, đã tiêm đủ vaccine mà vẫn quy định cách ly tập trung F0, F1 , truy vết... sẽ rất tốn kém, gây quá tải hệ thống y tế.
"Nên bỏ hẳn việc đưa F0 đi cách ly tập trung khi chuyển sang bình thường mới, ngành y tế hướng dẫn cụ thể để F0 điều trị tại nhà, áp dụng thẻ xanh Covid-19", lãnh đạo 8 hiệp hội doanh nghiệp nêu.
Các hiệp hội đều nhấn mạnh quan điểm khi đã tiêm đủ vaccine thì việc hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ liều hoặc F0 đã khỏi bệnh, hạn chế các hoạt động kinh tế, giao thông công cộng "là không cần thiết". Nên cho phép những người tiêm đủ vaccine được đi làm, và căn cứ vào tỷ lệ lấp đầy giường bệnh và phòng ICU để đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.
Mặt khác, nếu áp dụng ngay tiêu chí dịch cấp độ 1 (bình thường mới) cho các vùng đang kiểm soát tốt dịch bệnh khi chưa tiêm đủ vaccine, sẽ có nguy cơ vỡ trận.
Hiện 38 tỉnh, thành phố kiểm soát tốt dịch nên chưa phải thực hiện hoặc đã gỡ bỏ Chỉ thị 16, gồm cả Hà Nội. Việc dự thảo đưa ra quy định <=20 ca mắc mới/100.000 dân/tuần là nhóm nguy cơ thấp khi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp ở các tỉnh, thành phố này, là không phù hợp với tình hình và khả năng kiểm soát dịch hiện tại, sẽ dẫn tới nguy cơ cao vỡ trận như TP HCM.
Đại diện các doanh nghiệp tính toán, cụ thể, ngưỡng 20/ca/100.000 dân/tuần, với Hà Nội 8 triệu dân, tương đương 230 ca mắc mới/ngày. Đợt dịch lần thứ 4 Hà Nội có khoảng 50-70 ca mắc mới/ngày mà đã phải mất gần 2 tháng phong tỏa theo Chỉ thị 16 (từ 24/7 đến 21/9) mới cơ bản khống chế được dịch, đưa số ca nhiễm trong ngày xuống dưới 20, đủ để thấy nếu để tới 230 ca mắc mới/ngày mới phong tỏa thì sẽ có nguy cơ cao vỡ trận như TP. Hồ Chí Minh (1625 ca/ngày 24/7 mới tiến hành phong tỏa theo Chỉ thị 16).
"Ngưỡng dịch lây lan nhanh ở Hà Nội là 56-230 ca/ngày, của TP. Hồ Chí Minh là 70-280 ca/ngày, Đà Nẵng là 8-32 ca/ngày. Để trên mức đó là dịch bùng phát sẽ rất khó khống chế", văn bản của 8 hiệp hội nhấn mạnh.
Vì thế, tại các tỉnh, thành phố, khu vực đang kiểm soát tốt dịch bệnh thay vì thay đổi ngay trạng thái chống dịch, phải có chiến lược riêng trong giai đoạn chuyển tiếp (3-5 tháng). Trong giai đoạn chuyển tiếp, các địa phương nằm trong diện này áp dụng chống dịch theo điểm, không phong toả diện rộng, trước khi mở cửa hoàn toàn để sống chung với dịch khi đã tiêm đủ vaccine.
Để thích ứng "sống chung với Covid", các hiệp hội đề xuất Thủ tướng áp dụng linh hoạt chiến lược kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế.
Cụ thể, ở giai đoạn chuyển tiếp, dự kiến từ nay tới đầu quý I/2022, đề xuất vùng nào vaccine phủ sớm thì mở cửa sớm. Để mở cửa sống chung với Covid-19 trong giai đoạn này thì tách 2 vùng theo tình hình dịch để có biện pháp quản lý phù hợp.
Theo đó, tại vùng 1, là các vùng đang bùng phát, áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, điều chỉnh biện pháp áp dụng mức độ giãn cách cho phù hợp, tùy theo cấp độ dịch, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh, mức độ tiêm vắc xin. Nếu tỷ lệ lấp đầy giường bệnh >75% thì tăng cường các biện pháp phòng ngừa, để đảm bảo có đủ giường điều trị, giảm tỷ lệ tử vong; nếu >90% thì phải nâng hẳn lên một cấp độ dịch.
Bỏ các quy định hạn chế đi lại với những người đã tiêm đủ vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh. Bỏ các quy định hạn chế các hoạt động kinh tế, cho phép F0 điều trị tại nhà. Cho phép người tiêm đủ 2 mũi vaccine, F0 đã khỏi bệnh được đi làm.
Ngành y tế có quy trình hướng dẫn doanh nghiệp xử lý F0 trong mỗi giai đoạn. Không đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu có F0, có thì đi chữa hoặc tự cách ly, cơ sở khử trùng rồi hoạt động tiếp.
Đối với vùng 2, dịch lây lan chậm hoặc chưa có dịch (<0,7 ca mắc mới/100.000 dân/ngày), giai đoạn chuyển tiếp 3-5 tháng đến khi tiêm đủ vaccine thì phòng dịch theo điểm, không phong toả diện rộng.
Ở giai đoạn sống chung với virus, dự kiến từ giữa quý I/2022 và có thể sớm hơn nếu độ phủ vaccine sớm hơn, các đề xuất của các hiệp hội là:
Mở cửa từng vùng và toàn bộ cả nước khi đã tiêm đủ vaccine cho hơn 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đạt chỉ số 1 trên 80% trên 50 tuổi tiêm đủ vaccine
Giãn cách phù hợp theo cấp độ dịch như đã nêu ở trên, nhưng có điều chỉnh nới rộng: sản xuất-kinh doanh, giao thông công cộng được phép mở lại 100% ở tất cả các cấp độ dịch. Các giới hạn số người hội họp, tham gia sự kiện được giảm 1 cấp độ dịch so với giai đoạn chuyển tiếp.
Bỏ toàn bộ các giới hạn đi lại giữa các vùng, gồm cả người và xe vận tải. Bỏ cách ly F1, bỏ cách ly người từ vùng khác đến. Bỏ xét nghiệm diện rộng, cho phép F0 điều trị ở nhà. Tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm liều tăng cường cho người lớn.
-
Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’Lâm Đồng chủ động nguồn ngân sách đã hỗ trợ thực hiện xây dựng nông thôn mớiNgành tôm Thái Lan gặp khóĐầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu không quá 200 tỷ đồng/nămNhững mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mớiPhối hợp thu, nộp ngân sách: Thuận tiện, mang lại nhiều lợi íchBamboo Capital: Nợ trái phiếu lớn, bất động sản, năng lượng bấp bênhKiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: Phải có vốn điều lệ từ 4 tỷ đồngĐóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone218 thí sinh tham gia thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tại khu vực miền Bắc
下一篇:Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Nhập siêu tăng Tốc: Chưa vội mừng
- ·Tăng giá trị cho hạt gạo Việt Nam
- ·Nhập khẩu tăng, sản xuất phục hồi
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Thư ký mới sai sót khiến Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng bị phạt hơn nửa tỷ đồng
- ·Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1/1/2014
- ·Ngành Hải quan lên kế hoạch hành động phòng, chống tác hại của thuốc lá
- ·Chuyên Gia AI
- ·Thư ký mới sai sót khiến Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng bị phạt hơn nửa tỷ đồng
- ·Bộ Tài chính hạn chế tối đa việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài
- ·Sở hữu trang sức cao cấp thiết kế riêng với CAO Fine Jewellery
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Đầu tư xây dựng 5 bệnh viện lớn
- ·Lãnh đạo vướng lao lý, nhân tố 9X xuất hiện tại Nhà Thủ Đức
- ·Hải quan Hà Nam Ninh: Lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hồi phục
- ·Qui định mới về thời hạn điều chuyển cán bộ quản lý ngân sách
- ·DOC tăng thuế chống bán phá giá
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Hai năm tới Chính phủ dự kiến vay khoảng 1,25 triệu tỷ đồng
- ·Các thị trường tiêu thụ thủy sản đang hồi phục
- ·Hướng dẫn thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Tháng 6/2013, CPI tăng nhẹ
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Chăn nuôi gặp khó, nhập khẩu thức ăn vẫn tăng
- ·Nở rộ khuyến mại dịp lễ 2/9, kích cầu tiêu dùng
- ·Thu hồi vốn đối với dự án đầu tư sai quy định
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Xuất khẩu thủy sản vẫn gặp khó
- ·Nghệ An: Hơn 6 tỷ đồng khôi phục thiệt hại do thiên tai
- ·Tây Nam Bộ đặt mục tiêu năm 2014 thu ngân sách tăng 6,7%
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Hơn 3,5 triệu người hưởng lợi từ dự án hỗ trợ tái thiết sau thiên tai