【kết quả đêm nay】Chất vấn tại nghị trường: Tháo chốt cho điểm nghẽn kinh niên
Tại kỳ họp này,ấtvấntạinghịtrườngTháochốtchođiểmnghẽnkinhniêkết quả đêm nay thời gian chất vấn của Quốc hội giảm từ 2,5 ngày xuống 2 ngày. Ảnh: Duy Linh |
Chờ giải pháp toàn diện hơn từ Thống đốc
Theo chương trình Kỳ họp thứ tám, bắt đầu từ sáng nay (11/11) đến hết ngày 12/11, Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ về 3 nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Khép lại hoạt động này, Thủ tướng Chính phủ (hoặc Phó thủ tướng được ủy quyền) sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan.
Tuần trước, các vị được chọn trả lời chất vấn (gồm cả Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người có trong danh sách dự kiến 4 vị chọn 3) đều đã có báo cáo về nội dung liên quan nhóm vấn đề chất vấn, gửi trước tới đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan để rà soát công tác chuẩn bị cho hoạt động chất vấn. Theo thông tin từ cuộc họp này, các phiên chất vấn tiếp tục được tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”.
Theo cách thức này, mỗi lần sẽ có 3 - 5 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu nêu chất vấn không quá 1 phút. Đại biểu được tranh luận với người bị chất vấn (trong thời gian 2 phút) để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn, nhưng không sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi hoặc tranh luận với đại biểu đã chất vấn trước đó. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi của các vị bộ trưởng không quá 3 phút.
Đăng đàn đầu tiên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Nhóm vấn đề được chọn để chất vấn người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước là việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh kinh tếthế giới nhiều biến động; công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; công tác hỗ trợ vay vốn và miễn, giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệpđể phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19 và thiên tai.
Tại kỳ họp này, ở một số phiên thảo luận, những vấn đề nêu trên đã được các vị đại biểu quan tâm đề cập.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết, từ kỳ họp trước của Quốc hội, ông đã nêu thực trạng số dư tiền gửi Kho bạc Nhà nước bình quân tại hệ thống ngân hàng đang phình to. “Đến kỳ họp này, tôi vẫn tiếp tục nêu vấn đề này trong phiên thảo luận về ngân sách nhà nước. Sự phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng. Vì thế, tôi sẽ chất vấn Thống đốc, với thực trạng dòng tiền Kho bạc Nhà nước ra - vào hệ thống ngân hàng những năm qua, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm như khi áp lực tỷ giá căng thẳng, Thống đốc đánh giá thế nào về sự phối hợp của Kho bạc Nhà nước hay Bộ Tài chínhvới Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành chính sách tiền tệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao?”, đại biểu Hà Sỹ Đồng thông tin.
Liên quan quản lý thị trường vàng, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ), Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, với mục tiêu ổn định thị trường này, thời gian qua đã có nhiều giải pháp được đưa ra liên quan nguồn cung, như cho các ngân hàng thương mại được nhập và bán vàng cho người tiêu dùng. Nhưng việc bán vàng có điều kiện đôi lúc tạo ra khan hiếm giả tạo, đẩy tâm lý mua vàng của người dân lên cao.
Rồi việc Ngân hàng Nhà nước độc quyền vàng miếng SJC cũng gây nên những tranh cãi.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, các giải pháp đó chưa hoàn toàn xử lý được những bất cập của thị trường. Trong bối cảnh những kênh đầu tưkhác cũng đang gặp trục trặc, bất động sảnnhiều vấn đề, trái phiếu doanh nghiệp thì khó khăn, vị đại biểu Cần Thơ cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần cân đối nguồn cung, đa dạng hóa sản phẩm, thương hiệu vàng miếng. Nhà nước cần có chính sách để người tiêu dùng có thể tiếp cận mặt hàng này và nền kinh tế cũng cần đa dạng hóa các kênh đầu tư hơn, ngoài vàng.
“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp tổng thể, toàn diện hơn để cung - cầu thị trường vàng biến động theo đúng quy luật của nó, còn cứ để giá vàng trong và ngoài nước chênh lệch quá như hiện nay thì khó tránh buôn lậu vàng”, ông Hùng nêu quan điểm.
Bộ trưởng cần thực sự quyết liệt
Đăng đàn ngay sau Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Những vấn đề Bộ trưởng cần trả lời là việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh; thực trạng quản lý các mặt hàng thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm và giải pháp xử lý các vi phạm; công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường.
Ở kỳ họp cuối năm 2023, Quốc hội đã yêu cầu ngành y tế có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện công lập. Gửi báo cáo đến các vị đại biểu tại Kỳ họp thứ tám, Bộ Y tế khẳng định, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế “đã được tháo gỡ cơ bản”.
Theo báo cáo, Bộ Y tế đang rà soát, tiếp tục tham mưu cơ chế, chính sách liên quan để tiếp tục giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; nắm bắt tình hình địa phương, đơn vị y tế; đảm bảo bệnh nhân được chữa trị kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
Nhưng thực tế có vẻ không “êm” như báo cáo của Bộ trưởng.
Ròng rã nêu ý kiến ở nhiều kỳ họp về những khó khăn của ngành y, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, bà đang rất sốt ruột với những khó khăn của ngành.
“Những kỳ họp trước, không chỉ mình tôi, mà nhiều đại biểu phát biểu dữ dội về vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế. Bộ Y tế nói là đã giải quyết, nhưng thực sự như vậy không hay vẫn loay hoay với đấu thầu? Qua tiếp xúc cử tri, thì thực tế là vẫn thiếu”, bà Lan quả quyết.
Rồi y tế dự phòng, theo đại biểu Lan, qua dịch Covid-19 đã thấy quá yếu rồi. “Vậy từ đó tới giờ, chế độ cho đội ngũ làm y tế dự phòng đã tăng được đồng nào chưa?”, bà Lan nêu vấn đề.
Vấn đề nữa cũng khiến vị đại biểu TP.HCM sốt ruột là biết bao nhiêu bệnh nhân trước đây không mua được thuốc và vật tư y tế tại bệnh viện, tại cơ sở khám chữa bệnh, nên phải tự đi mua, thì hiện giờ được giải quyết đền bù như thế nào, bởi theo luật thì họ phải được đền bù.
Cũng rất cần được làm rõ, qua chất vấn, theo bà Lan, không ít bệnh viện “chết” vì xã hội hóa, song đến nay cũng chưa có tổng kết về vấn đề này. “Nếu ngành y mà tự xoay là xoay trên đầu bệnh nhân, trong khi nhiệm vụ của Nhà nước là đầu tư cho y tế, giáo dục. Nhưng cho đến giờ, Bộ chưa tổng kết toàn diện xem bao nhiêu năm xã hội hóa thì được, mất thế nào”, vị đại biểu ngành y đặt vấn đề.
Theo bà Lan, với những việc đó, Bộ Y tế phải chủ động đề xuất tháo gỡ, chứ không phải ban hành một thông tư rất “lạ kỳ” như Thông tư 22/2023/TT-BYT.
“Qua chất vấn, cần phải làm rõ được vai trò của Bộ Y tế trong việc đề xuất tháo gỡ khó khăn của ngành, dù là không phải đề xuất gì cũng được Chính phủ chấp nhận, nhưng phải thể hiện được vai trò của Bộ trưởng. Có những vấn đề không cần phải có chuyên môn sâu, mà cần nhiệt huyết và quyết tâm của người đứng đầu để chỉ đạo cấp dưới làm. Cứ như thế này thì rất sốt ruột, máy móc trùm mền, người bệnh khó khăn. Bộ trưởng chưa đủ quyết liệt trong tháo gỡ những vướng mắc của ngành”, bà Lan trao đổi trước thềm phiên chất vấn.
Quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng là một trong những vấn đề Quốc hội chọn để chất vấn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, quảng cáo của một số nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam bị gắn vào nội dung xấu độc, phản động, vi phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trên YouTube, Facebook. Một phần doanh thu quảng cáo lại được YouTube, Facebook chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc, phản động, nên vô hình trung gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Trong các giải pháp khắc phục thời gian tới, Bộ trưởng nêu rõ việc tăng cường đấu tranh, đàm phán với các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, TikTok và các mạng lưới quảng cáo về việc tuân thủ quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng, dịch vụ quảng cáo, thuế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Doanh nhân Đỗ Quang Hiển được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Bỏng cổ tay vì đeo Samsung Galaxy Watch qua đêm
- ·Emirates SkyCargo thực hiện 10.000 chuyến bay trong 3 tháng
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Elcom 3 năm liên tiếp lập “cú đúp” Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ
- ·Doanh nghiệp sẵn sàng dành hơn 7% chi phí để thân thiện với môi trường
- ·Google thử nghiệm phương thức thanh toán mới cho người dùng Android
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·'Tra tấn' Apple Watch Ultra, màn hình sapphire cường lực đọ sức với búa
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Cảnh báo giả danh doanh nghiệp Na Uy để lừa đảo
- ·Hoya Glass Disk Việt Nam được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
- ·Việt Nam lần đầu cán mốc 60 triệu người mua hàng trực tuyến
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ bổ nhiệm Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm
- ·6 lý do sản phẩm Apple được ưa chuộng
- ·Emirates SkyCargo duy trì chuỗi cung ứng lương thực trong thời kỳ Covid
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Cựu sinh viên FPT được cấp tài khoản học tập trực tuyến Coursera
- ASEAN Summit opens in Philippines
- Việt Nam, Australia look towards strategic partnership
- NA Chairwoman, ambassador discuss Singapore trip
- Việt Nam, Sweden accelerate ties
- Growth of one, opportunity for the other: VN
- PM meets President Trump in Hà Nội
- PM meets Swedish foreign minister
- Polish President visits VN
- Việt Nam, Russia foster defence ties
- Prime Minister receives IMF Managing Director