Vào lúc 14 giờ 31 chiều nay (23/7),ứngkhoánMỹtăngđiểmvàngdầudắttaygiảmgiábảng xếp hạng hạng 1 anh giá vàng SJC niêm yết trên hệ thống bảng giá trực tuyến của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đứng ở mức 36,65 – 36,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), ngang bằng mức giá chốt cuối ngày hôm trước (22/7) và giảm 50 ngàn đồng/lượng so với mức giá mở cửa tuần (21/7). Mức giá bán ra của vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn cùng thời điểm trên cao hơn mức giá bán ra tại hệ thống DOJI toàn quốc tới 30 ngàn đồng/lượng và cao hơn 10 ngàn đồng/lượng so với giá vàng SJC tại hiệu vàng Phú Nhuận. Biến động của giá vàng kể từ đầu tuần tới nay diễn ra khá thưa và tăng giảm giá trong biên độ khá hẹp. Tình hình này cũng phản ánh phù hợp với nhịp độ diễn biến của giá vàng trên thị trường thế giới. Thông thường thì giá vàng sẽ được hưởng lợi khi có các biến động lớn về địa chính trị, hoặc các sự cố, thiên tai... tuy nhiên từ cuối tuần trước và sang đầu tuần này, giá vàng đã không bị tác động theo kiểu “ăn theo” các sự kiện máy bay số hiệu MH17 của Malaysia bị rơi tại Ukraine, hay tình hình chiến sự tại Trung Đông căng thẳng. Tuy nhiên, các sự kiện địa chính trị trên cũng góp phần nâng đỡ cho giá vàng trước sức ép của thông tin kinh tế đang có chiều hướng tích cực từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ và Trung Quốc. Tại thị trường vàng New York (Mỹ), đóng cửa phiên 22/7 giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.308,10 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn tháng 8/2014 cũng giảm 0,3% xuống 1.309,40 USD/ounce. Trước đó, trong phiên 21/7, giá vàng trên thị trường này đã tăng khá mạnh tới gần 1,4%. Còn tại thị trường châu Á phiên 23/7, giá vàng tiếp tục giảm nhẹ song vẫn được giao dịch bám sát dưới mức 1.300 USD/ounce và lúc 15 giờ 15 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên sàn điện tử Singapore đứng ở mức 1.305,92 USD/ounce. Qui đổi theo tỷ giá ngân hàng thương mại, giá vàng trên thị trường châu Á đang tương đương 33,45 triệu đồng/lượng – thấp hơn so với giá vàng SJC bán ra khoảng 3,3 triệu đồng/lượng – không thay đổi khoảng cách chênh lệch so với ngày hôm trước. Liên quan tới những động thái được giới đầu tư vàng chú ý, hôm qua (22/7), Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết đã bán ra tới 1,8 tấn trong phiên đầu tuần. Cùng chung xu hướng giá với vàng, trong phiên giao dịch 22/7, giá dầu thế giới đi xuống, bất chấp tình hình căng thẳng địa chính trị tại Ukraine và Dải Gaza. Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2014 giảm 17 xu Mỹ xuống 104,42 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2014 giảm 35 xu Mỹ xuống 107,33 USD/thùng. Ngược lại với diễn biến của thị trường vàng và dầu lửa, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu lại đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 22/7, sau khi một loạt các doanh nghiệp đua nhau công bố lợi nhuận quý II/2014, cũng như báo cáo mới nhất về doanh số nhà hiện có của Mỹ trong tháng 6/2014. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 61,81 điểm (0,36%), lên 17.051,73 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 9,9 điểm (0,5%), lên 1.983,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 31,31 điểm (0,71%), đóng cửa ở mức 4.456,02 điểm. Còn với thị trường chứng khoán châu Âu, kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,99%, lên 6.795,34 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 1,50%, lên 4.369,52 điểm. Còn tại Đức, chỉ số DAX 30 tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt cũng tăng 1,27%, đóng cửa ở mức 9.734,33 điểm. Tại thị trường chứng khoán châu Á sáng 23/7, các chỉ số chứng khoán cũng tiếp tục duy trì diễn biến tăng điểm, nhờ diễn biến tích cực tại Mỹ và châu Âu trong phiên trước. Theo đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 23,88 điểm (0,16%), lên 15.367,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt khác là Thượng Hải và Hong Kong cũng có mức tăng 2,53 điểm (0,12%) lên 2.078,01 điểm và 59,11 điểm (0,25%) lên 23.841,22 điểm./. Đỗ Minh (tổng hợp) |