【giao huu quốc tế】Bỏ kỳ thi THPT Quốc gia: Chống tiêu cực, bệnh thành tích như nào?
Trước khi có kỳ thi THPT Quốc gia,ỏkỳthiTHPTQuốcgiaChốngtiêucựcbệnhthànhtíchnhưnàgiao huu quốc tế để đánh giá năng lực học tập 3 năm của học sinh THPT, nước ta đã tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, kỳ thi này đã gây nên nhiều tranh luận của xã hội vì “bệnh thành tích”, tiêu cực khi tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở các tỉnh thành, vùng miền đều tương đương nhau.
Học sinh giỏi và học sinh trung bình đều có kết quả đỗ tốt nghiệp như nhau. Chưa hết, kỳ thi này đã khiến dư luận xã hội lo ngại vì sự tốn kém về kinh phí tổ chức, áp lực học thêm-dạy thêm...
Chính những lo ngại trên đã khiến nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng phải nhiều lần trao đổi với ngành Giáo dục xem xét, cân nhắc bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT.
Sau nhiều lần trưng cầu ý kiến của xã hội, đến năm 2015, nước ta đã không còn tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT và thay vào đó là kỳ thi THPT Quốc gia.
Nếu bỏ kỳ thi THPT Quốc gia, điều quan trọng nhất là việc đánh giá việc giảng dạy, học tập phải khách quan, chống được tiêu cực (ảnh minh họa)
Đến nay, kỳ thi THPT Quốc gia với 2 mục đích xét tốt nghiệp THPT và để các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) thực hiện công tác xét tuyển thí sinh vào trường đã thực hiện được 3 năm. Chúng ta chưa thể đánh giá hết những mặt tích cực và còn tồn tại của kỳ thi này thì mới đây, Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để lấy ý kiến rộng rãi từ dư luận xã hội, các nhà giáo, phụ huynh, học sinh.
Một trong những điểm mới đáng lưu ý của Dự thảo đề cập đến việc đổi mới hình thức đánh giá kết quả giáo dục. Theo đó, để được cấp bằng tốt nghiệp THPT, học sinh không phải trải qua kỳ thi THPT Quốc gia như hiện nay mà việc xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào đánh giá định kỳ do Sở GD-ĐT tổ chức thực hiện. Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Giáo sư, nhà khoa học Hồ Ngọc Đại nêu quan điểm: “Đến nay, chúng ta đã bỏ được 2 kỳ thi Tiểu học và THCS. Còn kỳ thi THPT Quốc gia, tôi cũng cho rằng nên bỏ nốt”.
Việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh là phải dựa trên sự kiểm tra từng ngày, từng buổi, từng tiết học, chứ đâu phải chỉ để đến kỳ thi. Tự học sinh có thể kiểm tra kiến thức của bản thân, chứ không cần phải các cơ quan chức năng ở trên. Chúng ta phải làm sao để học sinh coi học tập cũng như việc ăn uống hằng ngày, phải có ích và vì sự sống của bản thân, chứ không phải để đối phó với người ngoài. Khi học để đối phó thì sẽ còn có sự giả dối, tiêu cực.
Học sinh có thể bước vào cuộc sống tốt được hay không hoàn toàn không phải dựa vào thi cử, mà phải dựa vào cái có thực của chính mình, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nên giao cho trường học, từng địa phương thực hiện.
Chống tiêu cực, bệnh thành tích bằng cách nào?
Vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay chính là nếu bỏ kỳ thi THPT Quốc gia và giao quyền đánh giá, cấp văn bằng tốt nghiệp THPT cho trường học, địa phương thực hiện thì làm cách nào để đánh giá học sinh được khách quan, công bằng và có thể chống được tiêu cực.
Đóng góp vào vấn đề này, PGS.TS Ngô Đình Phương, Phó Hiệu trưởng ĐH Vinh (tỉnh Nghệ An) cho biết, chừng nào chúng ta vẫn đánh giá học sinh thông qua 1 kỳ thi thì vẫn còn tình trạng nhồi nhét kiến thức chứ không phải là trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh.
Việc đánh giá năng lực học tập của học sinh phải là một quá trình chứ không phải chỉ dựa trên 1 kỳ thi. Việt Nam nên tiếp cận đánh giá học sinh THPT theo tiêu chuẩn của thế giới có thể theo sự giám sát quá trình học của một hội đồng trường thẩm định, bài kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Để việc đánh giá chất lượng học tập, giảng dạy cấp THPT được khách quan, công bằng và chống được “bệnh thành tích”, tiêu cực thì chúng ta nên có một trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập. Trung tâm này có nhiệm vụ kiểm tra chương trình giảng dạy, trang bị kỹ năng của từng trường THPT cho học sinh.
Điều quan trọng nhất là ngành Giáo dục cần có bộ tiêu chuẩn, công cụ đánh giá chính xác và trang bị kiến thức cho giáo viên. Các trường phải “giải phóng” việc ghi chép hồ sơ không cần thiết cho giáo viên để họ tập trung vào việc giảng dạy, đánh giá khách quan trình độ học tập của học sinh.
Theo PGS.TS Ngô Đình Phương, để quá trình đánh giá học sinh được công tâm, khách quan thì chúng ta phải tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, nâng cao mức sống của giáo viên để họ yên tâm sống được với nghề, phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy.
Hiện nay, nhiều phụ huynh có tư tưởng cố “chạy chọt” giáo viên để có kết quả học tập tốt cho con em với mục đích vào bằng được ĐH. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải tạo được sự thay đổi trong nhận thức của họ về việc định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực của con em, chứ không phải bằng mọi giá để con mình vào được ĐH.
Công cụ để chống được những tiêu cực trên sẽ thuộc về trách nhiệm đào tạo, đánh giá trước xã hội từ phía các trường ĐH trong việc cam kết chuẩn “đầu ra” đối với sinh viên vào học.
Ví dụ như một số trường ĐH hàng đầu thế giới có thể căn cứ vào kết quả học tập của học sinh THPT để tuyển chọn sinh viên vào trường. Tuy nhiên, hết 2 năm học đại cương, đã có tới 70% sinh viên bị trượt không thể học tiếp ĐH vì không đáp ứng được yêu cầu chuẩn “đầu ra”.
Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN thì có sự dịch chuyển lao động của nhiều nước sang nước ta và ngược lại. Nếu lao động của Việt Nam không có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng thực hành thì có thể sẽ không được các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng ngay chính tại nước mình.
Đề cập những điều đó để thấy rằng, việc phụ huynh muốn “chạy chọt” giáo viên để có kết quả học tập THPT tốt với mục đích con mình vào ĐH bằng được cũng sẽ không có ý nghĩa. Đây cũng là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng tiêu cực trong giáo dục.
TheoVOV
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/260e299091.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。