BP - Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh 5 năm 2016-2020 của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Then Ckết quả bóng đá monchengladbacho quyết định này, mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành...; có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại tập đoàn và vốn tập đoàn đầu tư vào các doanh nghiệp khác… Kết hợp giữa phát triển sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển với nhiệm vụ giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng, hỗ trợ an sinh xã hội vùng sâu, xa, vùng biên giới kết hợp giữa đầu tư và mở rộng quan hệ ngoại giao...
Mục tiêu giai đoạn 2016-2020
Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trung bình 18%/năm với tổng doanh thu đạt trên 40 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận 9.000 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt bình quân 20%. Lợi nhuận toàn tập đoàn trên vốn điều lệ bình quân 17%/năm. Duy trì tổng diện tích cao su đến năm 2020 khoảng 400 ngàn ha, trong đó trong nước khoảng 285 ngàn ha, nước ngoài 115 ngàn ha. Sản lượng cao su gia tăng bình quân 15%/năm, đến năm 2020 khoảng 414 ngàn tấn. Tăng cường công tác thu mua mủ cao su tiểu điền, tăng sản lượng từ 60 ngàn tấn hiện nay lên 105 ngàn tấn vào năm 2020; sản lượng tiêu thụ xấp xỉ 520 ngàn tấn năm 2020.
Công nhân Nông trường cao su Tân Thành, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú thu gom mủ - Ảnh: Nguyễn Bình
Tăng gấp đôi các sản phẩm như chỉ thun, găng tay, nệm, cao su kỹ thuật với công suất 23 ngàn tấn/năm hiện nay lên 45 ngàn tấn vào năm 2020. Tiếp tục tìm kiếm đối tác phù hợp để phát triển các sản phẩm chế biến mủ cao su, các loại linh phụ kiện phụ trợ cho các ngành sản xuất khác trong nước. Chế biến gỗ: tăng công suất gỗ tinh chế và ghép tấm trung bình 10%/năm, sản lượng MDF tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 900 ngàn mét khốivào năm 2020; nếu thị trường thuận lợi sẽ tiếp tục đầu tư ở khu vực có vùng nguyên liệu dồi dào như Tây Nguyên, miền Trung, để tiếp tục nâng công suất vào sau năm 2020.
Khai thác hiệu quả các khu công nghiệp hiện có, mở rộng giai đoạn 2 một số khu vực thuận lợi và đã có quy hoạch. Chuyển khoảng 5.000 ha đất phù hợp, thuận tiện giao thông, gần nguồn nước sang sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao với doanh thu đến năm 2020 đạt trên 1.000 tỷ đồng.
Kế hoạch sản xuất - kinh doanh
Tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt khoảng 150 ngàn tỷ đồng, trong đó năm 2020 đạt trên 40 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.956 tỷ đồng năm 2016 lên 8.900 tỷ đồng vào năm 2020, lợi nhuận sau thuế cả kỳ kế hoạch là 29 ngàn tỷ đồng, bình quân khoảng 5.500 tỷ đồng/năm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu bình quân toàn tập đoàn 20%/năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ bình quân 17%/năm.
Về kế hoạch đầu tư phát triển: Tập trung khai thác có hiệu quả các dự án đã đầu tư hoàn thành giai đoạn trước; tiếp tục thực hiện các dự án đang đầu tư dở dang; ưu tiên phát triển một số dự án mới gồm các dự án tái canh cho vườn cây đến thời kỳ thanh lý, một số dự án công nghiệp cao su, một số dự án mở rộng các khu công nghiệp, dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao và dự án phát triển ngành chế biến gỗ theo nhu cầu thị trường.
Kế hoạch sử dụng đất: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch của địa phương nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương để phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn, các công trình công cộng, hạ tầng xã hội và một số công trình thiết yếu khác. Việc quy hoạch chuyển đổi đất cao su sang đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn: Đẩy nhanh thực hiện tái cơ cấu tập đoàn, cổ phần hóa, tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề chính và sắp xếp lại cổ đông để phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu ngay trong nội bộ tập đoàn theo hướng chế biến sâu các sản phẩm mủ cao su để tạo giá trị gia tăng tăng cao, tạo việc làm cho công nhân ngành cao su.
Giải pháp thực hiện
Để đạt được mục tiêu và kế hoạch sản xuất - kinh doanh giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 1813/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thực hiện các giải pháp sau: Về giải pháp kỹ thuật, tiếp tục các chương trình nghiên cứu phát triển giống cao su mủ - gỗ cho năng suất cao so với giống hiện hành; tiếp nhận, chuyển giao và cập nhật các bộ giống phù hợp với từng vùng sinh thái. Tăng cường quản lý chất lượng cây giống, bảo đảm cung cấp đủ cho nhu cầu phát triển của tập đoàn và cung cấp một phần cho tiểu điền. Hỗ trợ các đơn vị thành viên đầu tư cây giống, giúp cân đối cơ cấu giống, hạn chế những giống có hệ số nhân cao.
Thực hiện việc tăng năng suất, giảm lao động cạo mủ để giải quyết vấn đề nhân công ở những vùng thiếu lao động nông nghiệp do công nghiệp hóa nhanh như Đông Nam bộ và các vùng thiếu lao động hoặc kỹ năng lao động có giới hạn như Campuchia, Lào. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành cao su, đặc biệt là trong các công tác tạo, tuyển giống, bảo vệ thực vật, phân bón vi sinh.
Phối hợp và ứng dụng những nghiên cứu mới để áp dụng chế độ khai thác thích hợp cho từng nhóm tuổi cây để thâm canh, tăng năng suất vườn cây. Xây dựng quy trình kỹ thuật đồng bộ và chuyên biệt cho từng vùng sinh thái trong hoạt động trồng, chăm sóc cây cao su. Thực hiện cạo mủ phù hợp, tăng cường công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong và ngoài nước, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và trao đổi tham quan học tập các mô hình tốt của từng khu vực và trong các đơn vị của tập đoàn.
Đối với sơ chế mủ cao su: Đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành chế biến, phát triển và ứng dụng cơ chế sản xuất sạch (CDM) trong chế biến cao su; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đa dạng hóa chủng loại và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tăng sản lượng những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Tiếp tục đầu tư và phát triển các phòng thí nghiệm, kiểm định tiêu chuẩn sản phẩm tại các đơn vị thành viên của tập đoàn đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức tốt công tác thu mua, tăng sản lượng thu mua với phương châm hỗ trợ nông dân, tăng lượng sản phẩm có chất lượng ổn định để củng cố thương hiệu mủ cao su Việt Nam.
Giải pháp thị trường: Dự báo tốt thị trường để linh hoạt điều chỉnh các chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường để tăng hiệu quả đầu tư. Tăng dần tỷ trọng hợp đồng dài hạn kể cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, giảm dần tỷ lệ bán sang thị trường Trung Quốc để tránh lệ thuộc vào một thị trường. Tăng cường tiếp thị và xây dựng thị trường ở tất cả lĩnh vực chủ chốt, phối hợp tổ chức sàn giao dịch sản phẩm cao su trong nước; hình thành các bộ phận thiết kế, xây dựng thương hiệu, bán hàng cho sản phẩm gỗ, bộ phận quản lý tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn môi trường, tiếp xúc khách hàng cho các khu công nghiệp.
Giải pháp về nguồn vốn: Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và phù hợp với quy định vốn tự có của tập đoàn và nguồn vốn tích lũy hằng năm. Linh hoạt trong việc chọn thời điểm, tỷ lệ cổ phần bán ra công chúng để tạo nguồn thu cao nhất khi thoái vốn ở các công ty thuộc ngành chính. Mở rộng quan hệ với các định chế tài chính trong và ngoài nước để huy động nguồn cho các dự án thông qua nhiều hình thức như vay hợp vốn, phát hành trái phiếu.
Giải pháp về đào tạo: Nâng cao chất lượng chuyên môn của các khóa đào tạo, đa dạng các hình thức đào tạo như đào tạo dài hạn, ngắn hạn theo chương trình công ty trong từng thời kỳ; đồng thời xây dựng các chương trình ngắn hạn chuyên biệt theo yêu cầu của các công ty trong từng thời kỳ... Tăng cường đội ngũ quản lý kỹ thuật cấp công ty và nông trường để xây dựng chương trình nâng cấp vườn cây trong thời gian sớm nhất; tuyển dụng lao động quản lý, kỹ thuật cao vào những vị trí còn thiếu, có chính sách đãi ngộ thích hợp để thu hút lao động, đặc biệt là đối với công nhân dân tộc thiểu số...
N.H(tổng hợp)