Thái Lan có nhu cầu lớn nhập trái cây tươi,ệprauquảchưatậndụnglợithếđểtăngxuấtkhẩlịch bồ đào nha đá hàng Việt nhiều cơ hội | |
Gặp khó tại Trung Quốc khiến xuất khẩu rau quả giảm mạnh | |
Xây dựng kế hoạch bài bản xuất khẩu rau quả sang Mỹ, EU |
Hội thảo khởi động dự án SFV-Export. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 6/5, tại Hà Nội, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau quả Việt Nam (SFV-Export)” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.
Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, đất đai, lao động và các điều kiện sinh thái để phát triển tốt một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa ngành, đa canh với nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Trong đó, các loại rau quả, gia vị là những mặt hàng nông nghiệp được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ.
Hiện tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả sang châu Âu và châu Mỹ đã có sự chuyển dịch rõ nét. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã mở rộng cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, khi thuế nhập khẩu được bãi bỏ với hầu hết các mặt hàng, tạo lợi thế vượt trội về giá bán. Vì thế, trị giá xuất khẩu rau quả tới thị trường châu Âu có tốc độ tăng trưởng đạt 303 triệu USD trong năm 2021, tăng 17,4% so với năm 2020.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, mặt hàng rau quả của Việt Nam dù được đánh giá có lợi thế, song chưa tận dụng được hết cơ hội. Vì thế thị phần tại các khu vực EU còn hết sức khiêm tốn, con số này chỉ chiếm dưới 1% nhu cầu thị trường.
Theo Phó Chủ tịch VCCI, những tồn tại và điểm yếu của các doanh nghiệp rau quả, gia vị xuất khẩu có thể kể đến như cơ cấu giữa các mặt hàng chưa cân đối nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa ổn định, rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật của rau quả và gia vị xuất khẩu của các doanh Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu.
Cùng với đó, tại hội thảo, các doanh nghiệp còn cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu gia vị, rau quả khi muốn xuất khẩu sang châu Âu sẽ vấp phải những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; thiếu thông tin về nhu cầu, thị hiếu thị trường và kênh tiếp cận khách hàng châu Âu; nhận diện thương hiệu các mặt hàng gia vị, rau quả Việt Nam tại thị trường châu Âu chưa đủ sức cạnh tranh; năng lực, tiếng nói chung của ngành hàng chưa mạnh.
Do vậy, dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam” được triển khai nhằm tăng cường năng lực xuất khẩu vào thị trường EU cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau, quả.
Dự án được triển khai trong 2 năm 2022-2023, trong đó EU hỗ trợ 80% kinh phí để triển khai và được thực hiện thông qua hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp, để đáp ứng các tiêu chuẩn được EU công nhận về an toàn thực phẩm, thực hành bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường và tiếp cận các đối tác EU nhằm thúc đẩy các cơ hội xuất khẩu; tăng cường năng lực của ngành và danh tiếng của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.