游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:47:36
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế |
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân |
Ông đánh giá như thế nào về những động lực chính giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua dù bối cảnh còn nhiều khó khăn?
Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 29-29,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8-1%... (Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025) |
Thời gian gần đây, kinh tế Việt Nam đã ghi nhận những kết quả đáng khích lệ với 3 động lực tăng trưởng.
Thứ nhất là xuất khẩu đã đạt mức tăng trưởng trên 10-15%, cho thấy nhu cầu hàng hóa Việt Nam tại các thị trường quốc tế.
Thứ hai là đầu tư, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài khi kết quả giải ngân đầu tư nước ngoài đang ở mức cao nhất trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, đầu tư vào hạ tầng và thu hút vốn đầu tư xã hội cũng tăng đáng kể, tạo nên một nền tảng vững chắc để thúc đẩy kinh tế.
Thứ ba là tốc độ tăng trưởng tiêu dùng nội địa được thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng đóng góp tích cực cho tăng trưởng. Điều này phần nào thể hiện niềm tin của người tiêu dùng và sức mua của thị trường trong nước.
Những động lực nêu trên chứng minh rằng chúng ta có đầy đủ tiềm lực để phát triển, đồng thời đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Hơn nữa, cũng cần phải kể đến yếu tố quan trọng hơn là niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo khi người dân cùng chung ý thức và khát vọng bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, xây dựng vị thế quốc gia vững mạnh.
Bức tranh ngân sách năm 2024 cũng đã và đang tạo động lực như thế nào cho tăng trưởng kinh tế, thưa ông?
Qua báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 hiện nay, có thể thấy tổng thu NSNN trong 9 tháng qua rất khả quan. Kết quả thu ngân sách là con số “tiền tươi thóc thật”, cũng thể hiện thực tế nhất về sự phục hồi của nền kinh tế. Mức chi ngân sách cũng phù hợp trong điều kiện năm nay khi chúng ta phải bố trí thực hiện nhiều nhiệm vụ đột xuất phát sinh và phần tăng cường đảm bảo tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 theo quy định.
Riêng với giải ngân đầu tư công thì hiện vẫn còn chậm, nhưng hy vọng với những giải pháp quyết liệt mà Chính phủ, các bộ, ngành đã và đang triển khai, kết quả sẽ được đẩy nhanh và bảo đảm kế hoạch đã đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024.
Lạm phát cũng đã được kiểm soát ổn định trong thời gian dài, theo ông, điều này tác động ra sao đến nền kinh tế?
Việt Nam đã làm tốt việc kiểm soát lạm phát trong hơn một thập kỷ qua. Từ năm 2014 đến nay, mức lạm phát luôn duy trì dưới ngưỡng 4%. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận bởi nó tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo các cân đối lớn và mang lại niềm tin cho nhà đầu tư, tạo nền tảng giúp nền kinh tế vững vàng trước những biến động toàn cầu.
Hơn nữa, cán cân thương mại của Việt Nam luôn giữ ở mức thặng dư từ năm 2016 đến nay. Điều này giúp chúng ta duy trì được tính ổn định trong kinh tế vĩ mô và góp phần vào việc ổn định tỷ giá hối đoái. Qua đó giúp thị trường, người dân không bị “xôn xao” trước những thông tin giả làm ảnh hưởng đến niềm tin.
Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian tới?
Những năm qua, với nguồn tài chính ổn định, chúng ta đầu tư công rất nhiều cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Khi các hạ tầng đồng bộ thì sẽ giảm được chi phí logistics. Đây sẽ là động lực tăng trưởng bền vững trong thời gian tới. Cùng với đó, hạ tầng về y tế, giáo dục, hạ tầng số được đầu tư đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng tăng cao với việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó tăng khả năng hội nhập và hợp tác quốc tế.
Đặc biệt, việc đầu tư vào đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 này sẽ là một bước tiến quan trọng để Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển trên thế giới. Dự án này không chỉ giúp tăng cường kết nối giữa các khu vực mà còn mở ra không gian phát triển cho các tỉnh, thành, đặc biệt là những vùng xa xôi, khó tiếp cận.
Nhiều ý kiến lo ngại về nguồn lực thực hiện nhưng hiện nợ công đã được kiểm soát tốt ở mức 37% GDP, qua đó đảm bảo huy động được nguồn lực rất lớn để đầu tư. Nhưng cũng cần lưu ý là không đặt bài toán về hiệu quả kinh tế ở dự án này, mà phải đặt bài toán về hiệu quả xã hội. Bởi khi hệ thống giao thông được nâng cấp, chi phí đi lại của người dân giảm xuống, giúp thúc đẩy kinh tế khu vực và phát triển các lĩnh vực như du lịch, thương mại. Giá trị bất động sản tại các khu vực gần nhà ga hay các trạm dừng cũng sẽ tăng lên, từ đó tạo nguồn thu từ việc khai thác không gian xung quanh tuyến đường sắt.
Về động lực thể chế, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét khối lượng công việc lớn nhất từ trước đến nay để hoàn thiện nền tảng thể chế, không chỉ thể chế cho kinh tế thị trường mà còn có những thể chế về văn hóa, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Hiện Việt Nam đang đề ra 3 động lực đột phá cho phát triển là hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực, nhưng cần đột phá thứ tư giúp tăng tốc là đột phá về khoa học công nghệ. Mà đột phá này người Việt Nam đều có, với tính năng động, sáng tạo đã được thể hiện qua nhiều cuộc thi quốc tế, nên nếu hội tụ được hết những đột phá thì sẽ đánh thức được các tiềm năng phát triển, tạo đà cho nền kinh tế tiến lên.
Xin cảm ơn ông!
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接