【số liệu thống kê về psg gặp rennes】Thiết thực hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid

作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 20:12:16 评论数:

9

Những chính sách hỗ trợ sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong bối cảnh hiện nay.

Ông Phạm Quang Tú - Phó Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN.

PV: Ngày 1/7,ếtthựchỗtrợngườilaođộngbịảnhhưởngbởidịsố liệu thống kê về psg gặp rennes Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, với 12 chính sách mới. Ông có nhận định gì về động thái này của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh ngân sách nhà nước vẫn còn hạn hẹp?

Ông Phạm Quang Tú:Thời gian qua, Covid-19 đã tác động không nhỏ tới cuộc sống của người lao động (NLĐ) cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong năm 2020 tác động này có thể chưa rõ ràng, nhưng đến 2021, Covid-19 đã khiến nhiều lao động và doanh nghiệp thực sự “ngấm đòn”. Vì vậy, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/2021/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, với 12 chính sách mới là một động thái rất tích cực.

pv9

Ông Phạm Quang Tú

Oxfam hoan nghênh Chính phủ Việt Nam dù trong bối cảnh ngân sách khó khăn vẫn tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ lần 2 trị giá 26.000 tỷ đồng cho NLĐ và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Điều này thể hiện chính sách nhân văn, tiếp tục hỗ trợ người dân, NLĐ, trong đó có nhóm đối tượng lao động tự do bị ảnh hưởng bởi Covid-19, theo tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của Chính phủ.

PV: Theo ông, các chính sách hỗ trợ này sẽ tác động thế nào tới người dân và doanh nghiệp, trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp như hiện nay?

Ông Phạm Quang Tú:Tôi cho rằng, những chính sách hỗ trợ này là thực sự thiết thực với NLĐ và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Nhiều lao động mất việc, ngưng việc hoặc giãn việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống của họ gặp khá nhiều khó khăn. Hỗ trợ này là sự tiếp sức kịp thời và sẽ giúp họ phần nào vượt qua được những khó khăn trước mắt.

Về phía các doanh nghiệp, chính sách tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội, chính sách cho vay trả lương ngừng việc sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất trong bối cảnh hiện nay. Những hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động, chống chọi với dịch bệnh để tạo lực phục hồi “sức khỏe” của doanh nghiệp.

PV: Từ bài học kinh nghiệm về đợt hỗ trợ trước, ông có chia sẻ gì để việc giải ngân gói hỗ trợ lần này được hiệu quả, nhanh chóng?

Ông Phạm Quang Tú:Để hỗ trợ này hiệu quả thì cần đảm bảo nguyên tắc chung là tất cả các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đều được hỗ trợ, dù đó là doanh nghiệp đăng ký hoạt động hay không và bất kể là NLĐ có hợp đồng hay lao động tự do.

Theo tôi, UBND các tỉnh cân nhắc mở rộng hỗ trợ tất cả các nhóm việc làm khác nhau và chỉ cần dựa trên một tiêu chí duy nhất đó là giảm hoặc mất việc làm do tác động của Covid-19. Trong tất cả các đối tượng được hỗ trợ lần này thì nhóm lao động tự do vẫn là nhóm gặp khó khăn nhất, nhưng đồng thời cũng là nhóm khó xác định nhất. Vì thế, việc rà soát nhóm NLĐ tự do cần thực hiện theo nhiều kênh khác nhau, bao gồm: tổ dân phố, tổ trưởng rà soát sẽ lập danh sách gửi lên phường, xã; chủ các chủ cơ sở lập danh sách lao động làm các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mà người lao động không có hợp đồng lao động chính thức; NLĐ tự do tự đăng ký hỗ trợ trực tiếp tại tổ dân phố hoặc trên thông qua website của quận/huyện hay thành phố.

Bên cạnh đó, cần lập nhóm công tác thuộc UBND xã, phường gồm đại diện UBND, Mặt trận Tổ quốc và các tổ trưởng dân phố để thông qua danh sách người được hỗ trợ (điều này để tránh việc trục lợi của một cá nhân hay một tổ chức). Điều quan trọng là cần triển khai nhanh, thủ tục đơn giản và bỏ yêu cầu “có đăng ký thường trú hoặc tạm trú”.

Chúng tôi cho rằng, Chính phủ nên giao Bộ LĐ-TBXH xây dựng một cơ sở dữ liệu và báo cáo chung cho tất cả các tỉnh thành, theo thời gian thực, với các thông tin liên tục cập nhật về người lao động tự do theo các kênh như trên. Thông tin NLĐ tự do với các thông tin cơ bản: họ tên, số căn cước công dân hay chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi tạm trú, công việc, thời gian bị ảnh hưởng... Như vậy thì sẽ tránh được việc trùng lặp và trục lợi khi lập danh sách hỗ trợ đối với NLĐ di cư ở các địa bàn/tỉnh khác nhau. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu như vậy là khả thi và có thể làm nhanh, học hỏi kinh nghiệm từ việc xây dựng hệ thống khai báo y tế điện tử toàn dân.

Về ngân sách hỗ trợ đối với lao động tự do tại chỗ (làm việc tự do nhưng trong địa bàn tỉnh) thì thực hiện như quy định chung. Chính phủ nên hỗ trợ ngân sách đối với các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện. Đối với nhóm đối tượng lao động tự do di cư (từ tỉnh này sang tỉnh khác làm việc) thì ngân sách trung ương nên hỗ trợ 100% để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa tỉnh có lao động đi và tỉnh/thành phố có lao động đến.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nghiên cứu chính sách trợ cấp thất nghiệp đối với lao động tự do

Theo ông Phạm Quang Tú, về dài hạn, cần tiếp tục tuyên truyền rộng rãi chính sách bảo hiểm xã hội và các các chính sách an sinh xã hội khác; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm lao động tự do, di cư tham gia các chính sách an sinh xã hội. Tiếp đó là việc sửa đổi các chính sách về trợ giúp xã hội đột xuất, mở rộng nhóm đối tượng và diện được hỗ trợ, hỗ trợ người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi các cú sốc thiên tai, xã hội, kinh tế và y tế... như đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chúng ta cần cần nghiên cứu và ban hành chính sách trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động tự do, để đảm bảo thu nhập cho người lao động tự do khi bị mất hoặc giảm việc làm, giảm thu nhập.

(Bài tuyên truyền thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Luyện Vũ (thực hiện)