当前位置:首页 > La liga

【ty so 7m cn】Thị trường bán lẻ: Cuộc đua của doanh nghiệp nội

thi truong ban le cuoc dua cua doanh nghiep noi

Công nghệ,ịtrườngbánlẻCuộcđuacủadoanhnghiệpnộty so 7m cn vốn, quản trị... là điểm mạnh của DN nước ngoài. Ảnh: HỒNG VÂN

Tâm thế đã vững

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang "nóng" lên từng ngày. Ngoài những cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Metro, Big C, từ cuối năm 2014 đến nay, thị trường bán lẻ còn có sự gia nhập của nhiều "đại gia" khác như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc). Đặc biệt, dấu ấn mạnh nhất trong làn sóng nhà đầu tư ngoại quyết tâm tiến vào thị trường Việt Nam gần đây là sự kiện Tập đoàn Berli Lucker (BJC) của Thái Lan mua lại hệ thống Metro Cash&Carry Việt Nam. Trước đó, BJC đã thực hiện hàng loạt cuộc mua bán và sáp nhập, với mục tiêu hoàn thiện chuỗi sản xuất, phân phối, bán lẻ và bán sỉ tại thị trường Việt Nam. Gần hơn nữa, trong tháng 1-2015, Central Group (Thái Lan) đã mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư Phát triển công nghệ và Giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim.

Như vậy, sự "đổ bộ" của DN nước ngoài cho thấy tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất lớn. Ngoài ra, sự "đổ bộ" này cũng là cách các nhà đầu tư ngoại đón đầu cơ hội khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực trong năm 2015. Lo lắng cho tình trạng này, các chuyên gia kinh tế trong nước nhìn nhận, việc DN nước ngoài dần thâu tóm DN bán lẻ Việt Nam cộng với việc giảm thuế theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết tạo sức ép không nhỏ cho các DN bán lẻ nội địa.

Tuy nhiên, trái ngược với những lo lắng trên, khi đặt vấn đề sức ép hội nhập của DN bán lẻ, bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (sở hữu chuỗi siêu thị Fivimart) cho rằng, vấn đề hội nhập không có gì mới bởi Việt Nam "lúc nào cũng trong tình trạng mở cửa rộng hơn, nhiều hơn". Điều này đồng nghĩa với việc DN này đã có tâm thế hội nhập từ lâu chứ không phải chờ đến năm 2015 mới chuẩn bị tâm thế.

Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết: "Việc mở cửa thị trường bán lẻ là lộ trình tất yếu theo cam kết. Việt Nam phải mở cửa để họ du nhập vào thị trường Việt Nam, đồng thời hàng hóa Việt Nam cũng có điều kiện để xâm nhập vào đất nước họ. Trong bối cảnh như vậy, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi! Tôi cho rằng, các DN bán lẻ trong nước cũng như Saigon Co.op đã nhận thức đầy đủ vấn đề này".

Phát triển mạng lưới

Có thể thấy, với sự gia nhập của nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài, dù muốn hay không DN bán lẻ trong nước buộc phải tham gia vào “cuộc chiến” này. Tuy nhiên, “cuộc chiến” này được cho là không cân sức mà phần lợi thế lại thuộc về DN nước ngoài. Trong khi DN nước ngoài có nhiều điểm mạnh về công nghệ, quản trị, vốn, tính chuyên nghiệp... thì hầu như DN Việt Nam đều thiếu những yếu tố này. Có chăng, DN Việt Nam có được một lợi thế duy nhất là "sân nhà", am hiểu văn hóa tiêu dùng của người dân. Câu hỏi đặt ra là khi đã nhận thức rõ vấn đề, DN Việt làm gì để cạnh tranh với các DN nước ngoài?

Nói về chiến lược cạnh tranh với DN ngoại, bà Hậu cho biết, Fivimart vẫn sẽ tập trung tìm kiếm mặt bằng để mở rộng mạng lưới đi đôi với việc củng cố siêu thị đã có, tạo thêm nhiều quyền lợi khách hàng, chú trọng đến khách hàng thân thiết bằng cách giảm giá, khuyến mại... Trong năm 2015, Fivimart dự kiến mở thêm 4-5 điểm bán hàng mới. Đặc biệt, Fivimart thường xuyên đàm phán với các nhà cung cấp để có giá cạnh tranh nhất. "Mua nhiều sẽ có giá tốt nên việc mở rộng mạng lưới giúp chúng tôi đàm phán với nhà cung cấp giá tốt nhất", bà Hậu nói. Còn theo ông Lê Hoàng Hà, Phó Chủ tịch HĐQT Sơn Hà Group (hệ thống siêu thị Sapomart), ông lớn nước ngoài vào Việt Nam đều thực hiện chiến lược không bán rẻ nhất thì cũng phải phát triển chuỗi nhanh nhất và to nhất. "Chúng tôi có quy mô nhỏ, đi sau, thiếu kinh nghiệm, nên cần chọn cho mình một lợi thế cạnh tranh. Sapomart chỉ có lợi thế lớn nhất là sự hiểu biết về văn hóa bản địa, nên sẽ cạnh tranh bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng, ứng xử thân thiện”, ông Hà cho hay.

Mở rộng mạng lưới cũng là chiến lược mà Saigon Co.op sẽ áp dụng. Tuy nhiên, ông Đức bổ sung thêm, DN cần có một kế hoạch đầu tư sâu hơn về các nguồn cung ứng để bảo đảm có quỹ hàng hóa ổn định và đặc biệt bảo đảm vai trò bình ổn giá cả thị trường. Tức là DN phải hình thành chuỗi cung ứng hiệu quả. "Có làm được như vậy DN bán lẻ Việt Nam mới có khả năng tạo được niềm tin. Tôi cho rằng, niềm tin của người tiêu dùng là điều quan trọng nhất", ông Đức nói. Bên cạnh đó, qua cuộc vận động "người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", Saigon Co.op chủ trương nâng tỷ trọng và đẩy mạnh việc quảng bá hàng Việt Nam. Điều đó cũng làm cộng hưởng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Khi sản xuất trong nước phát triển thì thu nhập của người lao động cũng được nâng cao và ổn định, như vậy cũng sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của người dân.

分享到: