【lich thi dau ban ket c1】Giải pháp tổng thể để “ứng phó” với hội nhập
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:04:28 评论数:
Góp phần cải cách kinh tế
Đánh giá quá trình tham gia các FTA của Việt Nam đến nay,ảipháptổngthểđểứngphóvớihộinhậlich thi dau ban ket c1 Bộ Tài chính cho biết, trong những năm qua, chính sách mở cửa hội nhập đã đóng góp đáng kể vào công cuộc cải cách kinh tế đất nước mà trước hết là tăng trưởng kinh tế. GDP của Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, thời kỳ 1992 – 1997 bình quân là 8,75%/năm; thời kỳ 2002 – 2007 bình quân 7,55%/năm; thời kỳ 2008 – 2013, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam vẫn đạt 5,85%/năm.
Nguồn đầu tư từ các nước là đối tác thương mại với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Mỹ luôn trong nhóm dẫn đầu với mức đầu tư đạt trên 10 tỷ USD, góp phần vào quá trình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân và đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
Hội nhập kinh tế cũng đã tạo cơ hội cho XK hàng hóa tăng nhanh do lợi thế đem lại từ việc mở cửa thị trường của các đối tác. Việc mở rộng FTA với nhiều đối tác không những giúp thị trường tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống về nguyên liệu mà còn đa dạng hóa thị trường XK, đặc biệt là lợi thế thương mại từ các thị trường mới.
Năm 2011, Việt Nam XK nông sản sang gần 160 nước trên thế giới nhưng đến năm 2013 tăng lên gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số thị trường XK đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD tăng từ 25 (năm 2012) lên 27 (năm 2013) và NK tăng từ 13 lên 17 thị trường. Tổng kim ngạch XK, NK hàng hóa của các thị trường đạt trên 1 tỷ USD chiếm gần 90% kim ngạch XK và 88% kim ngạch NK cả nước.
| ||
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung |
Cán cân thương mại có chuyển biến rõ rệt. Đến năm 2013, cán cân thương mại đã có sự dịch chuyển đáng ghi nhận từ nhập siêu sang xuất siêu hoặc cân bằng. Một điểm đáng lưu ý nữa là trị giá XK của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012 tăng mạnh đối với hàng chế biến, từ 47 tỷ USD lên 79,2 tỷ USD.
Điều này cho thấy cơ cấu hàng XK đã bắt đầu phát triển về chất. Trị giá hàng XK sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng tăng lên trong giai đoạn 2010-2013.
Về tình hình NK hàng hóa theo từng FTA, trên thực tế, tỷ lệ hàng hóa có sử dụng mẫu chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi của nước ta khá cao và luôn có xu hướng tăng lên qua các năm thực hiện. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng mẫu D (xuất sang ASEAN) tăng từ 6% (năm 2005) lên 29% (năm 2013); tỷ lệ sử dụng mẫu AJ và VJ (xuất sang Nhật Bản) trung bình khoảng 29% giai đoạn 2009-2013; mẫu AK (xuất sang Hàn Quốc) đạt 75% giai đoạn 2007-2013; mẫu E (xuất sang Trung Quốc) là 19,6% giai đoạn 2006-2013.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc cắt giảm thuế NK đối với các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất giúp chi phí sản xuất của DN trong nước giảm, từ đó giá cả hàng hóa cạnh tranh hơn, thúc đẩy sản xuất để XK. Các DN cũng có thể lựa chọn các mặt hàng NK có xuất xứ khác nhau, năng lực cạnh tranh vì vậy cũng được nâng cao. Song song với đó, người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa NK và nội địa với chất lượng tốt hơn, giá cả phải chăng.
Thách thức
Từ những kết quả nêu trên, có thể thấy hội nhập là một hướng đi tích cực. Tuy nhiên thách thức là điều khó tránh, đặc biệt là đối với DN. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2013-2014, Việt Nam đứng thứ 70/148 về chỉ số năng lực cạnh tranh tuy nhiên vẫn thấp so với khu vực (vị trí thứ 5 trong ASEAN). Mặc dù được tạo điều kiện, các DNNN vẫn chưa phát huy được vai trò dẫn dắt, chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phát triển công nghệ. Khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ.
Cạnh tranh ngày càng gia tăng đến từ các DN nước ngoài với lợi thế cạnh tranh tăng thêm từ việc giảm thuế NK, tăng quy mô sản xuất. Trong khi đó, thị trường trong nước thực sự phát triển chưa lành mạnh; cùng với sức ép về ô nhiễm môi trường; cạn kiệt tài nguyên; thiếu đồng bộ trong thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ; các ngành, địa phương còn thiếu sự gắn kết…
Đánh giá cụ thể hơn, Bộ Tài chính nhận thấy: Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng chưa thực sự phát triển, NK vẫn bị phụ thuộc nhiều. Cho đến nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy của Việt Nam vẫn chưa có công nghiệp phụ trợ thực sự phát triển. Trên thực tế, tỷ lệ cung ứng nguyên liệu trong nước của một số ngành công nghiệp như ô tô chỉ khoảng 20-30% và dệt may gần 50%. Như vậy, phần lớn vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK từ bên ngoài, dẫn đến giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh chưa cao.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải đối diện với những thách thức ngày càng tăng lên vì phải hoàn thiện và bổ sung cơ chế, các chính sách về phát triển các ngành công nghiệp nội địa trong khi năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu kém. Việc cắt giảm thuế NK dẫn đến giảm thu ngân sách từ hàng NK. Tỷ trọng thu thuế NK trong tổng thu thuế giảm dần từ mức trung bình 33% giai đoạn 2007-2009 đến 23% giai đoạn 2010-2012, một phần do giảm thuế NK ưu đãi và một phần do giảm thuế trong các FTA.
Cơ cấu XNK cho thấy thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, đặc biệt đối với các các đối tác mà Việt Nam ký kết FTA như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN. Đến năm 2013, Việt Nam xuất siêu, tuy nhiên, xuất siêu của Việt Nam năm 2013 là do đóng góp chủ yếu của khối các nhà đầu tư nước ngoài (FDI). XK của DN FDI chiếm đến 67% tổng giá trị XK của cả nước năm 2013, NK của khối này chiếm đến 54% giá trị NK của Việt Nam.
Mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ quan bộ, ngành và giữa cơ quan Trung ương với địa phương trong việc xây dựng các chính sách ngành, trong việc cung cấp thông tin quản lý và phối hợp xây dựng chính sách nhất quán vẫn chưa thực sự có hiệu quả dẫn đến lúng túng trong việc đưa ra chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh trong khi sức ép từ các ràng buộc cam kết trong các Hiệp định ngày càng tăng.
Tuyên truyền là “tiên quyết”
Để giảm thiểu các rủi ro từ quá trình hội nhập, Bộ Tài chính đã gửi Thủ tướng Chính phủ nhiều đề xuất. Trong đó, cơ quan này nhấn mạnh việc tăng cường hơn nữa tuyên truyền cho các DN về các cam kết của Việt Nam cũng như của các đối tác trong các FTA để các DN nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, tận dụng được các cơ hội và chuẩn bị đối phó với các thách thức đem lại.
Từ góc độ quản lý ngành, Bộ Tài chính cho rằng, các cơ quan chuyên ngành cần đánh giá, phân loại các nhóm ngành hàng, lĩnh vực bị ảnh hưởng hoặc có lợi thế để có các chính sách phát triển phù hợp. Việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và công nghiệp phụ trợ cũng nên tiến hành đồng bộ trên cơ sở tham vấn với các DN để đưa ra các chính sách phù hợp, rõ ràng, nhất quán và minh bạch. Ngoài ra, các điều kiện nội tại của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng, cải cách các thủ tục hành chính và các thể chế, cơ chế chính sách để thu hút hơn nữa đầu tư cũng như hỗ trợ DN phát triển sản xuất và kinh doanh cũng cần được nâng cấp hơn nữa.
Về chính sách ngành, Bộ Tài chính nhận thấy, chính sách ngành cần hỗ trợ DN mở rộng các hình thức hợp tác, đầu tư trong quá trình triển khai tái cơ cấu ngành, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và các ngành sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, chính sách phát triển gắn kết mạng sản xuất với chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng quốc tế. Đối với một số ngành nông nghiệp, quy mô có thể thu nhỏ hơn nhưng chất lượng tốt hơn để đảm bảo kế hoạch phát triển lâu dài.
Các cơ quan xúc tiến thương mại cần có chính sách quảng bá, giới thiệu để DN trong nước có thể liên kết với các công ty xuyên quốc gia để đưa hàng hoá Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Đối với một số ngành công nghiệp, tập trung phân loại các ngành có thế mạnh, tiềm năng, đầu tư về công nghệ, nhân lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí để tăng thị phần tiêu dùng trong nước và thúc đẩy mạnh XK.
Các cơ quan chức năng phân rõ trách nhiệm trong quản lý ngành, quản lý hàng NK và xúc tiến thúc đẩy quảng bá sản phẩm XK. Ngoài ra, các hiệp hội, ngành hàng và DN cần chủ động tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, góp ý trực tiếp và cung cấp các thông tin cho các cơ quan Nhà nước để hoạch định chính sách.