Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhưng lại nằm trong số các quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo đó, việc tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh chính sách, mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả quản lý và đầu tư quỹ là rất quan trọng, góp phần tạo nên một chế độ hưu trí bền vững, ổn định.
Nhiều thách thức đối với quỹ hưu trí
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, già hóa dân số đã đang và sẽ tiếp tục là một thách thức toàn cầu. Già hóa dân số tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tích lũy, lao động, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, thiết kế hạ tầng, dòng di cư quốc tế… Điều này đặt ra những thách thức lớn, có tác động lâu dài cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Tại Việt Nam, theo thống kê, hiện nay, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,2% dân số. Theo các chuyên gia nhân khẩu học của Tổ chức dân số Liên hợp quốc, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn dân số già sớm 3 năm so với dự báo. Tuy nhiên, số người được hưởng lương hưu hàng tháng thấp. Tính đến tháng 12/2017, con số người lao động hưởng lương hưu hiện tại là gần 2,3 triệu người và vẫn còn hơn 70% số người cao tuổi vẫn phải lao động kiếm sống.
Theo ông Nguyễn Khang, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (BHXH Việt Nam), hệ thống hưu trí Việt Nam (quỹ hưu trí, BHXH) trong bối cảnh già hóa dân số đang đứng trước rất nhiều thách thức. Dân số Việt Nam hiện có khoảng 95 triệu người, trong đó, lực lượng lao động là 54,51 triệu người, nhưng số người tham gia BHXH mới chỉ đạt 13,9 triệu người, chiếm khoảng 25,5% lực lượng lao động.
Hệ thống hưu trí dựa trên đóng góp của người tham gia (người lao động và chủ sử dụng lao động) và là hệ thống quỹ chi trả suốt đời. Tỷ lệ hưởng cao (tối đa 75%) và dài (trung bình 24,1 năm) tuổi nghỉ hưu sớm (55,6 đối với nam và 52,6 đối với nữ) và tuổi thọ của người nghỉ hưu tăng cao (78,8 tuổi) khiến cho quỹ BHXH đang đứng trước đe dọa mất cân đối thu - chi trong tương lai gần (theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế là vào năm 2035), do mô hình quỹ chi trả suốt đời - không phụ thuộc vào số tiền đóng.
Bên cạnh đó, giá trị tuyệt đối của tiền lương hưu thấp (mức đóng và thời gian đóng ít nên một số trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở). Mức đóng BHXH tương đối cao (BHXH bắt buộc: Người sử dụng lao động đóng 14%, người lao động đóng 8% theo tiền lương tháng), nhưng số tiền tuyệt đối đóng vào quỹ không cao do tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chỉ chiếm khoảng 60% thu nhập thực tế (lao động ở khu vực ngoài Nhà nước). Trong khi đó theo tính toán của BHXH Việt Nam, số tiền đóng BHXH của mỗi lao động trong 28 năm đi làm chỉ đủ chi trả lương hưu 8 năm khi họ về hưu.
Giải pháp cho Việt Nam?
Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH và đến năm 2030, tất cả người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH của Nhà nước thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội.
Để thực hiện mục tiêu BHXH bền vững trong bối cảnh già hóa dân số, ông Khang nêu ra một số giải pháp cơ bản. Trong đó nhấn mạnh việc hướng đến phát triển hệ thống BHXH đa tầng (lương hưu xã hội, BHXH bắt buộc, BHXH bổ sung, BHXH tự nguyện); mở rộng đối tượng tham gia đặc biệt là người lao động ở khu vực phi chính thức và lao động nữ. Đồng thời, điều chỉnh chính sách đảm bảo cân đối quỹ BHXH dài hạn bền vững. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực dự báo, năng lực đầu tư quỹ, phát triển thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả của thông tin tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại và sự hài lòng của doanh nghiệp và người tham gia.
Góp ý cho vấn đề BHXH bền vững trong bối cảnh già hóa dân số cho Việt Nam, chuyên gia Dịch vụ hưu trí toàn cầu (EY), ông Josef Pilger đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm tại các nước như Anh, Mỹ, Đức, Úc… Theo đó, cần cải cách theo hướng nhanh chóng chuyển đổi từ chương trình hưu trí hoạt động theo cơ chế mức hưởng xác định trước sang cơ chế mức đóng xác định; cải cách theo giai đoạn giúp giảm thiểu các vấn đề chính trị và đảm bảo nội dung được chấp thuận từ các giai đoạn trước đó; hay loại bỏ giải pháp cho quyền lựa chọn nhưng có thiên hướng trì trệ… Theo ông Josef Pilger, không có giải pháp nào có thể áp dụng cho mọi quốc gia, nhưng một số kinh nghiệm có thể hỗ trợ chuyển những mong muốn thành kết quả cụ thể.
Ông Josef Pilger cho rằng, Việt Nam muốn có giải pháp cụ thể thì cần trả lời được các câu hỏi khi thực hiện như: Tầm nhìn và chiến lược của Việt Nam về chế độ hưu trí và an sinh xã hội phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và yếu tố quan trọng trong thực hiện? Tính cấp thiết trong việc phân tích, quyết định và thực hiện cải cách hưu trí và an sinh xã hội? 3 lựa chọn quan trọng về cải cách và tác động đến các bên liên quan? Cần đánh đổi những gì? 3 nội dung cốt lõi có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, suy nghĩ và chuyển đổi chính sách thành kết quả thực tế?...
Theo đó, cần cải cách sao cho hệ thống hưu trí an toàn, bền vững về tài chính, hiệu quả trong đầu tư và phải đảm bảo được sự đồng thuận về chính trị của các thành phần chính trị.Thảo Miên
顶: 6494踩: 42376
【nhận định tỷ số bóng đá】Già hóa dân số gây áp lực cho quỹ hưu trí
人参与 | 时间:2025-01-10 01:49:30
相关文章
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Soi kèo phạt góc nữ New Zealand vs nữ Na Uy, 14h ngày 20/7
- Soi kèo phạt góc Sirius vs AIK Solna, 0h00 ngày 1/8
- Soi kèo phạt góc Nữ Hà Lan vs Nữ Bồ Đào Nha, 14h30 ngày 23/7
- National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- Soi kèo phạt góc MU vs Lyon, 20h ngày 19/7
- Soi kèo phạt góc Hammarby vs Norrkoping, 20h ngày 30/7
- Soi kèo phạt góc FC Haka vs Lahti, 19h00 ngày 30/7
- Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- Soi kèo phạt góc Nữ Na Uy vs Nữ Philippines, 14h ngày 30/7
评论专区