【union berlin – mainz】Ông Lưu Bình Nhưỡng: Thủy hỏa đạo tặc làm thức tỉnh cả xã hội
作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:08:09 评论数:
Người dân Hà Nội trong sự cố nước sạch sông Đà nhiễm dầu vừa qua |
Đang có một "cuộc chiến" nước sạch ở Hà Nội?ÔngLưuBìnhNhưỡngThủyhỏađạotặclàmthứctỉnhcảxãhộunion berlin – mainz
Phó trưởng Ban Dân nguyện QH Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ tại tọa đàm "Quản lý thị trường nước sạch - nhìn từ vụ nước nhiễm dầu” do báo Đại biểu nhân dân tổ chức mới đây: "Vụ nước sông Đà nhiễm dầu và vụ cháy nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã làm thức tỉnh chúng ta. Thủy hỏa đạo tặc cộng với nhau cùng thức tỉnh cả xã hội. Đây là vấn đề vô cùng lớn, quan trọng và bản chất của nó là vấn đề an ninh.
Đồng thời, ông Lưu Bình Nhưỡng cũng đưa ra nhận định: "Không nên khắt khe trong việc nhà nước độc quyền cung cấp nước sạch”.
Theo ông Nhưỡng, Việt Nam đã có nhiều dịch vụ công đã được đưa ra tư nhân hóa, xã hội hóa, điều quan trọng là quyền kiểm soát của nhà nước phải rất chặt chẽ, bởi chỉ cần một lần cung cấp nước ảnh hưởng xấu đến người dân thì doanh nghiệplập tức phá sản ngay.
“Theo tôi thấy, hiện đang có một cuộc chiến về thị trường nước, đây là cuộc chiến lớn, đang có sự bừng tỉnh về lợi nhuận và lợi ích, đặc biệt là lợi ích nhóm. Có nhiều trường hợp phát hiện lợi ích nhóm quá lớn, hầu hết đều liên quan đến quan chức, dẫn đến chỗ làm triệt nguồn cung cấp của họ bằng 2 cách. Một là dừng hợp đồng mua bán nước và bắt chia sẻ với doanh nghiệp khác. Hai là chặn đầu vào, không cho bán nước thô mà không bán nước thô thì doanh nghiệp lấy cái gì để sản xuất?", ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng tiết lộ.
Do đó, ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, phải nghiên cứu và có sự giám sát chặt chẽ tránh tình trạng lợi ích nhóm, bởi nó không chỉ làm hại đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Đấy là điều rất tệ hại trong nền kinh tếthị trường.
Nhìn nhận về thương vụ nhà đầu tưThái Lan mới đây đã mua lại 34% CTCP Nước mặt Sông Đuống, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) nhận định, đây là vấn đề an ninh quốc gia, chính trị.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, việc để doanh nghiệp tư nhân nước ngoài tham gia vào thì rất mới mẻ, đối với các nước khi mà coi nước là dịch vụ công thiết yếu thị trường độc quyền và còn liên quan đến yếu tố an ninh. Đa phần các quốc gia sẽ không chọn giải pháp cho phép nước ngoài cung cấp mà chỉ để cho các doanh nghiệp trong nước tham gia.
“Dù nước chiếm phần nhỏ, nhưng nhiều nước trên thế giới cho rằng hạ tầng cung cấp nước là một trong những phần quan trọng của an ninh mạng quốc gia. Câu chuyện về nước cần nhìn nhận là một vấn đề an ninh quốc gia hay vấn đề chính trị”, ông Đồng lo ngại.
Để môi trường kinh doanh nước sạch minh bạch và công bằng
Quyết định số 31/2017/QĐ - TTg ngày 17/7/2017 của Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, thực hiện chuyển thành công ty cổ phần nêu rõ, Nhà nước nắm dưới 50% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần chi phối với ngành khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch. Và thành phố Hà Nội hiện đã huy động sự tham gia của nhiều doanh nghiệp tư nhân trong sản xuất và phân phối nước sạch.
Chia sẻ quan điểm về việc khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu nói chung như y tế, vệ sinh môi trường... ông Lê Quang Huy Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, nước sạch là loại hình hàng hóa độc quyền của Nhà nước. Nhà nước có thể chủ động thực thi nhiệm vụ đó hoặc hoặc có thể ủy quyền cho các chủ thể khác để tham gia.
Trong kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó có 7 lĩnh vực được đưa vào hình thức đối tác công tư như: truyền tải điện, cung cấp nước sạch…. Đây là một hướng đi rất đúng đắn, ông Huy khẳng định.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với tính chất quan trọng của các loại hình dịch vụ công này, Nhà nước cần phải có cơ chế kiểm soát hệ thống pháp lý để bảo đảm chất lượng của hàng hóa sao cho ổn định về giá cả, chất lượng; nói rộng hơn tức là bảo đảm về kinh tế, xã hội và chính trị.
Cùng vấn đề này, theo ông Phùng Văn Hùng, ĐBQH, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, cạnh tranh bình đẳng là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt và nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh rất lớn nếu như nhà nước không thực hiện được đúng vai trò của mình. Vì vậy phải có đủ văn bản pháp luật để điều chỉnh để bảo đảm rằng thị trường này các chủ thể kinh doanh được bình đẳng. Nhà nước cũng phải giám sát chặt chẽ và xác định trách nhiệm rõ ràng về vấn đề dịch vụ công.
“Nếu quy hoạch cấp nước bị phá vỡ dẫn đến nhiều nguy cơ về mất an ninh nguồn nước, thiếu nguồn nước sạch để cung cấp. Nếu như quy hoạch đã được xây dựng thì phải bám sát, tuân thủ quy hoạch và chỉ điều chỉnh quy hoạch khi thật sự có nhu cầu và phải được đánh giá, phân tích kỹ càng”, ông Hùng nói.