【kết quả siêu cúp anh】Cienco 8 thua lỗ, lọt ‘danh sách đen’ vẫn được ưu ái thực hiện dự án BT hơn 18.000 tỷ

 人参与 | 时间:2025-01-12 22:55:28

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu,ỗlọtdanhsáchđenvẫnđượcưuáithựchiệndựánBThơntỷkết quả siêu cúp anh kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu

Kinh doanh bết bát

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8) trước đây là doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT. Năm 2015, Cienco 8 tiến hành cổ phần hóa và ông Lương Minh Tường cùng bà Đinh Thị Hương Giang (Thuộc Tập đoàn Phúc Lộc) nắm 78,51% cổ phần chi phối.

Theo báo cáo tài chính năm 2015 của Cienco 8, lợi nhuận sau thuế lũy kế của công ty âm hơn 10 tỷ đồng. Những năm trước đó, Cienco 8 cũng liên tục thua lỗ.

Thậm chí, kiểm toán báo cáo tài chính năm 2014 của Cienco còn đưa ra một loạt ý kiến ngoại trừ tương đối bất lợi. Kiểm toán cho rằng, Cienco 8 chưa xem xét và đánh giá trích lập đầy đủ các khoản dự phòng công nợ phải thu khó đòi. Đáng lưu ý hơn, các công ty con của Cienco 8 chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ các khoản công nợ phải thu với giá trị 191 tỷ đồng, phải trả 167 tỷ đồng, tạm ứng 178 tỷ đồng tại thời điểm khóa sổ kế toán năm 2014.

Ngày 13/5/2016, Bộ GTVT có văn bản số 1483/QĐ-BGTVT quyết định về việc công bố kết quả thực hiện của nhà thầu xây lắp tham gia các dự án xây dựng giao thông sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định đầu tư.

Cái tên Cienco 8 đứng thứ 2 trong danh sách các nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu với 9 dự án.

Có thể thấy, năng lực của Cienco đang có vấn đề. Tuy nhiên, doanh nghiệp của ông Lương Minh Tường vẫn được tỉnh Thái Nguyên ưu ái bằng việc chỉ định liên danh Phúc Lộc – Cienco 8 làm chủ đầu tư dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu, kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (gọi tắt là dự án sông Cầu), với tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng.

Công ty 500 tỷ thực hiện dự án 18.000 tỷ

Dự án sông Cầu có tổng mức đầu tư 18.211,61 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác là 5.611,61 tỷ đồng, nguồn vốn của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động hợp pháp là 12.600 tỷ đồng. Trong đó, Chi phí xây dựng các hạng mục của dự án BT là 9.811,61 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tham gia thực hiện Dự án là 2.811 tỷ đồng, vốn Nhà đầu tư 7.000 tỷ đồng. Các dự án thu hồi vốn cho các dự án BT có tổng vốn đầu tư 8.400 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án 2.800 tỷ đồng.

Để thực hiện dự án, tháng 1/2017, liên danh Phúc Lộc – Cienco 8 đã lập ra Công ty cổ phần đầu tư phát triển sông Cầu Thái Nguyên. Công ty này có vốn điều lệ 500 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập: Tập đoàn Phúc Lộc góp 240 tỷ đồng, Cienco 8 góp 230 tỷ đồng và Công ty cổ phần Tập đoàn T&G góp 30 tỷ đồng.

Trong các cổ đông của sông Cầu Thái Nguyên, Cienco 8 đang gặp khá nhiều tai tiếng như đã nêu ở trên. Tập đoàn Phúc Lộc có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và tăng vốn lên 2.650 tỷ đồng trong tháng 11/2016. Còn Công ty cổ phần Tập đoàn T&G mới khai sinh trong tháng 11/2016.

Trong khi đó, theo Nghị định 15/2015 của Chính phủ đã quy định rõ, tỷ lệ vốn sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được quy định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần. Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không thấp hơn 15%. Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không thấp hơn 10%.

Phần BT của dự án sông Cầu có tổng mức đầu tư 9.811,61 tỷ đồng và được chia ra thành nhiều dự án nhỏ có mức đầu tư từ 1.000 – 1.500 tỷ đồng. Như vậy, để thực hiện loạt dự án này, vốn chủ sở hữu sẽ không được thấp hơn 15% (tương đương 1.471 tỷ đồng).

Trong khi liên danh Phúc Lộc – Cienco 8 lập ra công ty có vốn chủ sở hữu chỉ là 500 tỷ đồng để thực hiện loạt dự án BT sông Cầu.

Theo Thủy Tiên (Nhà đầu tư)

顶: 27717踩: 418