发布时间:2025-01-10 21:50:51 来源:Empire777 作者:Thể thao
Nhận định về những thăng trầm của cây mía trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và một số định hướng quan trọng trong thời gian tới khi trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang,ầnphảilinhđộngsảnxuấttạivngmanguynliệbảng xếp hạng vô địch đan mạch bà Nguyễn Thị Giang (ảnh), Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, đã có những chia sẻ cụ thể.
Thưa bà, trong những năm qua, tình hình sản xuất mía trên địa bàn tỉnh đã có những biến động như thế nào ?
- Một thời gian dài, mía là cây trồng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong vùng ĐBSCL. Theo đó, giai đoạn từ trước năm 2010, mía là cây trồng đặc thù và có lợi thế cao của tỉnh (đứng thứ 2 sau cây lúa) do thích nghi tốt với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng tại một số địa phương của tỉnh như: huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy (nay là thành phố Ngã Bảy). Cụ thể vào năm 2008, diện tích mía Hậu Giang chiếm tỷ lệ cao nhất vùng ĐBSCL khi đạt đến 15.479ha.
Thế nhưng, trong những năm gần đây, ngành mía đường gặp nhiều khó khăn do thiếu liên kết trong quy hoạch, chế biến và tiêu thụ, tình trạng đường ngoại nhập lậu vào Việt Nam đã tác động nhiều đến thị trường đường trong nước... Từ những lý do trên đã có sự tác động không nhỏ đến nghề trồng mía của người dân trong tỉnh; đặc biệt là nhiều vụ thu hoạch mía liên tiếp nông dân trong tỉnh chỉ huề vốn, thậm chí có hộ còn thua lỗ. Chính vì vậy, diện tích trồng mía của tỉnh đã giảm đáng kể, nhất là trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm ngày càng nhiều. Trong đó, năm 2020, diện tích mía toàn tỉnh chỉ còn 5.909ha, giảm 5.681ha so với năm 2015, còn so với năm 2010 giảm khoảng 7.264ha. Do diện tích giảm nên sản lượng mía năm 2020 của tỉnh chỉ đạt 590.900 tấn, giảm bình quân 10,9%/năm.
Sang năm 2021 này, diện tích mía toàn tỉnh được nông dân xuống giống đến nay là 5.039ha (kế hoạch là 5.000ha). Qua nhiều năm thì việc tiêu thụ mía chủ yếu vẫn theo kênh truyền thống là người trồng mía bán sản phẩm cho các thương lái, sau đó thương lái bán cho nhà máy đường. Mặt khác, diện tích hộ dân ký kết hợp đồng trực tiếp với nhà máy đường hàng năm cũng giảm dần, riêng vụ mía năm 2020 vừa qua là thấp hơn 2.000ha. Ngoài ra, nếu như vào thời kỳ thịnh vượng của ngành mía đường thì trên địa bàn tỉnh có đến 3 nhà máy đường hoạt động, đó là chưa kể nhiều nhà máy đường khác của khu vực ĐBSCL đến vùng mía Hậu Giang “tranh” nhau thu mua mía cho người dân. Thế nhưng, vì sản xuất không hiệu quả trong những năm gần đây do tác động chung của ngành mía đường nên hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn một nhà máy đường hoạt động là Nhà máy đường Phụng Hiệp, thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco); riêng hai nhà máy đường còn lại đã ngừng hoạt động từ năm 2019.
Thực tế cho thấy, do giá mía luôn biến động theo chiều hướng giảm vì cung vượt cầu, tình trạng buôn lậu đường qua biên giới khó kiểm soát, thu nhập của người trồng mía thấp... nên có không ít hộ dù đã nhiều năm gắn bó và tâm huyết với cây mía nhưng vẫn chấp nhận chuyển đổi sang cây trồng khác như: chanh không hạt, bưởi, mít và một số cây rau màu ngắn ngày khác (bắp) nhằm cải thiện nguồn thu nhập cho gia đình.
Xin bà cho biết cụ thể hơn về những khó khăn làm cho người dân trên địa bàn tỉnh bỏ cây mía ngày càng nhiều ?
- Do giá mía những năm gần đây thấp, một số nông dân không có lợi nhuận nên không tiếp tục đầu tư cho cây mía mà chuyển đổi sang cây trồng khác là một quy luật tất yếu. Cụ thể, giá bao tiêu mía qua các năm 2019 và 2020 chỉ dao động từ 700-810 đồng/kg mía đạt 10 chữ đường. Giá báo tiêu trên xấp xỉ giá thành sản xuất do chi phí đầu tư ngày càng cao như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động... luôn tăng qua các vụ mía; đặc biệt là giá thuê nhân công lao động. Nguyên nhân là do nguồn lao động địa phương ngày càng thiếu hụt. Vì vậy, nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất mía là rất cấp thiết, thế nhưng việc làm này lại không hề dễ dàng như nhiều cây trồng khác. Bởi việc giá thành, tăng khả năng cạnh tranh còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề vốn đầu tư, dồn điền đổi thửa khó triển khai thực hiện vì tập quán hộ dân có diện tích nhỏ lẻ, đơn vị cung cấp thiết bị máy móc cơ giới hóa trên cây mía còn hạn chế dẫn đến việc đánh giá thổ nhưỡng đáp ứng cơ giới hóa chưa được. Vì vậy, hiện tại các vùng mía của tỉnh chỉ thực hiện cơ giới hóa ở khâu bơm tưới còn các khâu trồng, thu hoạch phải chấp nhận tốn rất nhiều công lao động, từ đó làm giá thành sản xuất mía vẫn đang ở mức cao.
Theo bà thì cây mía có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế địa phương thời gian qua ?
- Trong những năm gần đây, tuy cây mía gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Thế nhưng, vào thời điểm thịnh vượng của cây mía hay trong lúc này thì đối với những vùng trồng mía nguyên liệu, vùng trồng chuyên canh nhiều năm của tỉnh thì cây mía vẫn là cây trồng có sự đóng góp quan trọng trong việc ổn định kinh tế địa phương trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp gặp nhiều điều kiện bất lợi.
Trước những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh đang gặp phải, hiện ngành nông nghiệp tỉnh có những định hướng gì trong thời gian tới, thưa bà ?
- Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 14/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng các giải pháp và định hướng phát triển đối với cây mía tại Hậu Giang. Cụ thể về diện tích trồng mía, sẽ duy trì đến năm 2025 khoảng 3.500ha, năng suất bình quân từ 110-120 tấn/ha, sản lượng đạt 350.000-400.000 tấn. Bên cạnh quy hoạch lại vùng sản xuất mía tập trung thì tỉnh cũng thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu từ đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, trong đó ưu tiên một số loại cây trồng tiềm năng như: mít, chanh không hạt, mãng cầu, rau màu các loại và mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp.
Do nhiều năm sản xuất không hiệu quả nên nhiều nông dân tại vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp đang linh động chuyển đổi cây trồng.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn, địa phương và nhà máy đường xây dựng mô hình cánh đồng mía lớn để hướng đến cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng trồng mía tập trung gắn với phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Trước mắt, sẽ xây dựng cánh đồng lớn trên cây mía với quy mô 200ha và dự kiến thực hiện tại huyện Phụng Hiệp. Mô hình sẽ áp dụng kỹ thuật đồng bộ và nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa từ khâu gieo trồng đến thu hoạch. Trong đó ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% về chi phí san bằng đất mặt để tiến hành cải tạo đất trồng. Mặt khác, tỉnh cũng sẽ tính đến việc quy hoạch lại nhu cầu sản xuất đáp ứng thị trường mía chục, mía nước với yêu cầu như: chữ đường cao và hình dáng cây mía đẹp; đồng thời tập trung vào tuyên truyền, tập huấn để khuyến khích nông hộ sử dụng hiệu quả nguồn lực, đặt biệt là giống để hạ giá thành sản xuất.
Nếu thu hẹp vùng nguyên liệu, khi ngành sản xuất được phục hồi thì khả năng tái phát triển vùng mía nguyên liệu có khả thi hay không, thưa bà ?
- Hậu Giang có những vùng trồng mía nhiều năm, người dân có kinh nghiệm và trình độ canh tác tốt, năng suất trung bình 100 tấn/ha. Do đó, khi cây mía có tiềm năng phát triển thì việc tái phát triển vẫn có tính khả thi cao. Bởi việc thu hẹp vùng nguyên liệu là do chuyển đổi một số cây trồng khác nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, điều kiện sản xuất của người dân nên đây được xem là sự linh động trong sản xuất để phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, với việc nền đất nông nghiệp vẫn giữ thì khi cây mía có khả năng phục hồi, phù hợp nguyện vọng của người dân thì việc chuyển đổi cây mía trở lại nhìn chung không gặp trở ngại lớn.
Xin cảm ơn bà !
HỮU PHƯỚC thực hiện
相关文章
随便看看