【bxh kuwait】Năng suất lao động cần được cải cách mạnh mẽ
Trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế, trong đó có cả những ngành kinh tế mũi nhọn nhưng lại có NSLĐ thấp, nhiều ý kiến cho rằng để không thụt lùi so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn để cải thiện NSLĐ của các ngành kinh tế.
9 nhóm ngành đều thấp nhất trong khu vực
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018 với chủ đề “Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất” vừa được công bố cho thấy, NSLĐ bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017. Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam giảm từ 4,05% (2006) xuống còn 3,06% (2012), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,29%/năm. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2017, NSLĐ bình quân của toàn nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào năm 2015 với tốc độ 6,49%. Tính trung bình trong giai đoạn 2008-2016, các ngành kinh tế có NSLĐ ở mức cao là các ngành khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, hoạt động kinh doanh bất động sản, cung cấp nước. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có NSLĐ chưa cao và ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành có mức NSLĐ thấp nhất nền kinh tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), trên phương diện so sánh quốc tế, NSLĐ của Việt Nam được đặt trong mối tương quan với các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia). Kết quả cho thấy, tới 2015, NSLĐ của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nước kể trên. Đáng lo ngại là NSLĐ của Việt Nam thấp nhất trong các nước so sánh, kể cả Campuchia ở ba nhóm ngành gồm công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và ngành vận tải, kho bãi, truyền thông, là những nhóm ngành quan trọng, trụ cột của nền kinh tế. NSLĐ của Việt Nam xếp gần cuối, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhóm ngành: Nông nghiệp, điện, nước, khí đốt, bán buôn, bán lẻ, sửa chữa. Ngược lại, Việt Nam có NSLĐ cao hơn một số nước trong ba nhóm ngành: Khai mỏ và khai khoáng; tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng; dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân. Theo Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2018, hiện NSLĐ của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng khoảng 1/14 so với Singapore, 1/6 so với Malaysia và 1/3 so với Thái Lan.
Dưới góc độ NSLĐ khu vực DN, tại một hội thảo gần đây về NSLĐ, TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực DN có vai trò rất quan trọng trong nâng cao NSLĐ của toàn nền kinh tế nhưng chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế. Qua tính toán từ kết quả Điều tra DN cho thấy, NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực DN năm 2015 theo giá hiện hành đạt 254,6 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,2 lần NSLĐ của toàn nền kinh tế nhưng tăng trưởng thấp hơn so với mức tăng NSLĐ chung.
Trong bối cảnh động lực tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến từ việc tăng NSLĐ, theo VEPR, nếu không có những biện pháp tổng thể giúp nâng cao NSLĐ trong tương lai gần, trong bối cảnh cơ cấu dân số vàng sắp đi qua, lợi thế về lao động giá rẻ cũng ngày càng mất đi do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam sẽ khó có thể duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay.
Năng suất lao động tăng không kịp lương
Không chỉ NSLĐ thấp ảnh hưởng tới chất lượng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, một bất cập khác được đề cập tới đó là tốc độ tăng lương tăng nhanh hơn tốc độ tăng NSLĐ. VEPR khẳng định, điều này dẫn tới làm giảm mức tăng trưởng việc làm và giảm tỷ suất lợi nhuận của DN. Nói chung DN tư nhân có khuynh hướng cắt giảm lao động chính thức (có đóng bảo hiểm) để đối phó khi lương tối thiểu tăng. Đồng thời, có bằng chứng về hiện tượng cơ giới hóa ở các DN hoạt động trong các ngành chế tác thâm dụng lao động dưới sức ép tăng lương. Kết quả cho thấy, mặc dù các DN Việt Nam đạt được tăng trưởng năng suất tương đối cao trong nửa cuối những năm 2000, tốc độ tăng trưởng lương trung bình (6,7%) nhìn chung vượt quá tốc độ tăng năng suất lao động (5%) trong giai đoạn 2004-2015, đặc biệt sau năm 2009.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, nếu không có sự cải thiện vững chắc của năng suất thì nỗ lực tăng lương tối thiểu sẽ dần thủ tiêu sức cạnh tranh của nền kinh tế, dẫn tới thất nghiệp nhiều hơn. Do vậy, điều chỉnh lương tối thiểu cần được thực hiện phù hợp với tăng trưởng NSLĐ. TS. Nguyễn Bích Lâm cũng nhấn mạnh, tăng tiền lương chưa phản ánh tăng NSLĐ. Tiền lương tăng nhanh và cao hơn so với tăng NSLĐ chủ yếu do tác động của chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Nhấn mạnh NSLĐ và việc làm là các yếu tố tác động đến tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP dựa trên tăng việc làm thường không cao, thiếu bền vững, trong khi tăng trưởng GDP theo hướng tăng NSLĐ tuy là một thách thức nhưng có tiềm năng để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Chính phủ và các bộ, ngành cần xác định việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao NSLĐ là giải pháp quan trọng hàng đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, đồng thời đề xuất Chính phủ sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia, trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về NSLĐ có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Đồng thời xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao NSLĐ của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.
Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao NSLĐ, trước hết cần có chính sách đào tạo nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động, đặc biệt là lao động trong nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng công nghệ để nâng cao NSLĐ trong các ngành. “Nếu không muốn bị vượt qua bởi các quốc gia láng giềng như Campuchia về NSLĐ nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung, Việt Nam cần có những hành động mạnh mẽ hơn nhằm cải thiện NSLĐ của các ngành kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động diễn ra theo hướng có lợi cho tăng hiệu ứng dịch chuyển và hiệu ứng tương tác như tăng cường thu hút lao động vào ngành có NSLĐ cao và đang tăng trưởng. Bên cạnh đó, NSLĐ trong các nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ cần được chú trọng nâng cao, tạo động lực lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế”, PGS. TS Nguyễn Đức Thành nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Chứng khoán đang ở ngưỡng giá hấp dẫn để mua vào
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/10/2024: Giá dầu giảm 7% trong tuần
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/10/2024: Giá dầu giữ mức thấp nhất trong 2 tuần
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt
- ·Hiện trường xe buýt lao xuống hẻm núi, hàng chục người thương vong ở Ấn Độ
- ·Giá tiêu hôm nay 18/10/2024: Xu hướng đi xuống vẫn chưa có điểm dừng?
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Chung kết cuộc thi I
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
- ·Khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thực phẩm giả
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Nhiều lựa chọn khi đến Huế dịp nghỉ lễ
- ·Hơn 46.000 du khách đến Huế dịp Quốc khánh
- ·Iran bắt đầu điều tra vụ rơi trực thăng chở tổng thống, chốt ngày bầu cử mới
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Chinese party official calls for deeper relations with VN