Ưu tiên bố trí ngân sách,độngphânbổsửdụnghiệuquảcácnguồnlựcđặcbiệtlànguồnlựctàichínhnhànướbóng đá c1 đêm nay các nguồn lực hợp pháp bảo đảm kinh phí cho phòng, chống dịch Covid-19 | |
Chủ động điều hành NSNN, bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống Covid-19 | |
Đã phân bổ hơn 96,7% kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước | |
Chủ động điều hành sử dụng nguồn lực, đảm bảo cân đối ngân sách địa phương |
Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Internet. |
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-BTC về Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tại Chương trình hành động, Bộ Tài chính xác định, việc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Bộ Tài chính, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Việc ban hành Chương trình hành động là nhằm khơi dậy mạnh mẽ tính chủ động, đổi mới, sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Bộ Tài chính trong xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động được Bộ Tài chính đặt ra là cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các định hướng, chủ trương của Đảng tại các văn kiện Đại hội Đảng XIII, các nhiệm vụ của Chính phủ giao Bộ Tài chính tại Nghị quyết số 50/NQ-CP, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn theo các mục tiêu đề ra.
Các mục tiêu cụ thể cũng được Bộ Tài chính xác định, trong đó, Bộ Tài chính phấn đấu đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế tài chính – NSNN; đảm báo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, gắn với việc nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức thực thu pháp luật trên các lĩnh vực công tác của ngành Tài chính.
Cùng với đó, huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các đột phá chiến lược, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công, giữ vững an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia.
Đồng thời, hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp lại DNNN, kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các DN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính, chứng khoán; quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường; bảo đảm tính thanh khoản cao và an toàn hệ thống; nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt độngcủa thị trường chứng khoán để thực suwjtrowr thành kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế; phát triển nhanh và bền vững thị trường bảo hiểm.
Một mục tiêu khác được Bộ Tài chính xác định là đẩy nhanh lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công, chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, định mức kinh tế - xã hội.
Đồng thời tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế pháp luật về giá; thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định giá theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa.
Chương trình hành động của Bộ Tài chính cũng đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; hiện đại hóa công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, hậu kiểm trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Về cải cách hành chính, Bộ Tài chính xác định tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - NSNN nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thiết lập nền tảng tài chính số, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy ngành Tài chính hiện đại, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả.
Về các nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện Chương trình hành động, bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền, học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết số 50/NQ-CP, Bộ Tài chính tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chức năng quản lý nhà nước của Bộ trên tất cả các lĩnh vực.
Theo đó, đối với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và chức năng quản lý nhà nước của Bộ, Bộ Tài chính xác định 12 nhiệm vụ trọng tâm sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ 2021-2025.
Trong đó, đáng chú ý, Bộ Tài chính xác định sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế về tài chính- NSNN; cơ cấu lại thu NSNN, đổi mới đồng bộ chính sách động viên NSNN theo hướng đảm bảo tính bền vững cả về quy mô và cơ cấu; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Cùng với đó, tăng cường quản lý bội chi ngân sách, tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN, đổi mới quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN; phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả; siết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính – NSNN...