Ít ngày nữa,ướcrtchiếndịchtruyềnthngdnsốtỷ số lorient Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và Nâng cao chất lượng dân số năm 2022 (chiến dịch) sẽ kết thúc, để đảm bảo thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, huyện Vị Thủy đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể.
Nhiều chỉ tiêu trong chiến dịch năm 2022 trên địa bàn huyện Vị Thủy đã vượt kế hoạch đề ra.
Dồn sức cho các chỉ tiêu còn thấp
Sơ kết đợt 1, chiến dịch trên địa bàn huyện Vị Thủy có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra như: gói KHHGĐ tổng số người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại thực hiện trong chiến dịch đạt 115,74%; gói CSSKSS: khám phụ khoa cho phụ nữ đạt 113,61%; gói nâng cao chất lượng dân số: sàng lọc trước sinh đạt 100%, sàng lọc sơ sinh trong chiến dịch đạt 100%, khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt 100%; khám sức khỏe người cao tuổi đạt 104%... Ông Giang Xuân Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Nhiều chỉ tiêu được đề ra trong các đợt cao điểm của chiến dịch ở địa phương đã đạt, riêng chỉ tiêu vận động người cao tuổi (NCT) từ 60-79 tuổi tham gia bảo hiểm y tế chỉ đạt 74,13% (kế hoạch giao khoảng 92%). Mặt khác, chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh trong chiến dịch đã đạt kế hoạch nhưng so với chỉ tiêu năm đề ra mới chỉ đạt 38,69% (chỉ tiêu khoảng 70%)”.
Đối với các chỉ tiêu đạt thấp, huyện chủ động đẩy mạnh công tác phối hợp vận động tuyên truyền, nhất là vận động NCT tham gia bảo hiểm y tế. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng ban Đại diện Hội NCT huyện Vị Thủy, cho biết: “Trên địa bàn có khoảng 12.828 NCT từ 60-79 tuổi. Để đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu vận động khoảng 92% số NCT trong độ tuổi này, tham gia bảo hiểm y tế theo kế hoạch chiến dịch đề ra, chúng tôi đã lưu ý ban đại diện các cấp trên địa bàn rà soát lại số người đã có thẻ, đối tượng chính sách, đối tượng được hưởng hỗ trợ tham gia theo quy định… nắm lại những NCT cần vận động để phối hợp với địa phương đến nhà tuyên truyền, vận động họ tham gia bảo hiểm y tế”.
Không chỉ dồn sức để tập trung hoàn thành chỉ tiêu về bảo hiểm y tế cho NCT, công tác sàng lọc sơ sinh cũng được thực hiện quyết liệt. Do huyện Vị Thủy giáp ranh thành phố Vị Thanh, dễ dàng di chuyển lên thành phố Cần Thơ, đa phần phụ nữ mang thai trên địa bàn huyện thường chọn sinh ngoài địa phương. Điều này đã gây khó không nhỏ cho địa phương khi thực hiện chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh ở gói nâng cao chất lượng dân số. Chị Huỳnh Thị Sương, hộ sinh Trạm Y tế xã Vĩnh Tường, bộc bạch: “Trong các đợt chiến dịch, chúng tôi lồng ghép giới thiệu, tuyên truyền về việc lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh cùng với việc chăm sóc sức khỏe thai sản tại trạm. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ mang thai trên địa bàn thường chọn sinh ở ngoài địa bàn, đối với những người này chúng tôi rất khó để lấy kết quả sàng lọc sơ sinh, vì một số bà mẹ có sàng lọc sơ sinh tại nơi sinh con, nhưng không mang kết quả về, số khác kinh tế khó khăn không thực hiện hoặc nhiều người sợ đau cho trẻ không cho con lấy máu gót chân”.
Sàng lọc sơ sinh là một trong những giải pháp góp phần giúp chủ động phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh tật cho trẻ. Để đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu sàng lọc sơ sinh theo kế hoạch năm được giao, huyện tổ chức tập huấn cho 100% trạm y tế xã, phường về công tác sàng lọc sơ sinh. Địa phương còn chỉ đạo vận động trẻ sinh ra trong 6 tháng đến trạm y tế xã, thị trấn để sàng lọc sơ sinh. Trước đây muốn sàng lọc sơ sinh cho trẻ, người dân phải đến Trung tâm Y tế huyện, còn hiện nay tại các trạm y tế đều có cán bộ đủ chuyên môn, kiến thức lấy máu gót chân cho trẻ.
Quyết tâm hoàn thành chiến dịch
Chiến dịch năm 2022 được huyện Vị Thủy triển khai đến 100% xã, thị trấn. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu chiến dịch đề ra, Trung tâm Y tế huyện thành lập các đoàn hỗ trợ tuyến xã, thị trấn; dự trù thuốc, phương tiện tránh thai, vật tư... Tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát để kịp thời hỗ trợ việc thực hiện chiến dịch trên địa bàn. Đối với cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện chiến dịch, đã tổ chức phát động, tuyên truyền vận động tại cộng đồng, tuyên truyền trực tiếp các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ. Ngoài ra, còn chuẩn bị địa điểm, tổ chức khám, tư vấn và thực hiện kỹ thuật cung cấp dịch vụ, lập danh sách hướng dẫn đối tượng đến nơi cung cấp dịch vụ; cấp phát các sản phẩm, tài liệu truyền thông dân số KHHGĐ... chủ động tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cho các đối tượng.
Ông Giang Xuân Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vị Thủy, cho biết thêm: “Từ nay đến kết thúc chiến dịch, chúng tôi sẽ tăng cường thực hiện các hoạt động truyền thông. Đơn vị cũng đẩy mạnh phối hợp với liên đoàn lao động huyện tổ chức khám phụ khoa, CSSKSS-KHHGĐ cho nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, công nhân, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Các xã, thị trấn sẽ đẩy mạnh vận động đối tượng ở các chỉ tiêu chưa đạt trong chiến dịch và kế hoạch năm. Rà soát cập nhật thông tin đối tượng đã thực hiện các gói chăm sóc, nhưng chưa cập nhật thông tin…”
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của các đơn vị cùng nỗ lực vượt khó của các cán bộ làm công tác dân số, huyện Vị Thủy kỳ vọng sẽ đạt được nhiều kết quả nổi bật trong chiến dịch, góp phần giúp địa phương triển khai hiệu quả công tác dân số.
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN