Cúp C1

【bảng xếp hạng vô địch phần lan】Doanh nghiệp nông nghiệp chật vật thoái vốn

字号+ 作者:Empire777 来源:Cúp C1 2025-01-25 23:27:37 我要评论(0)

Một trong những lý do khiến DNNN không thoái nổi vốn là bởi xác định giá trị DN quá cao. Ảnh: Trần V bảng xếp hạng vô địch phần lan

doanh nghiep nong nghiep chat vat thoai von

Một trong những lý do khiến DNNN không thoái nổi vốn là bởi xác định giá trị DN quá cao. Ảnh: Trần Việt

Bộ NN&PTNT hiện đang được giao đại diện chủ sỡ hữu vốn Nhà nước tại 10 công ty mẹ và các tập đoàn,ệpnôngnghiệpchậtvậtthoáivốbảng xếp hạng vô địch phần lan tổng công ty; 4 công ty TNHH một thành viên độc lập và 8 công ty cổ phần.

Tại thời điểm ngày 31-12-2014, tổng số vốn chủ sở hữu là 57.624 tỷ đồng, tăng hơn 3,7% so với năm 2013. Doanh thu thực hiện 42.391 tỷ đồng, đạt trên 99% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 867 tỷ đồng, đạt gần 64% kế hoạch.

Trong số các đơn vị Bộ NN&PTNT được giao đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty năm 2014 là trên 50.761 tỷ đồng; các Công ty TNHH 100% vốn Nhà nước là trên 2.172 tỷ đồng.

Vắng nhà đầu tư

Theo Quyết định số 916/QĐ-BNN-QLDN ngày 2-6-2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giao cho 13 tập đoàn, tổng công ty thoái vốn 2.274 tỷ đồng, thực tế các đơn vị này đăng ký thoái vốn lên tới 5.026 tỷ đồng.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy: Đến ngày 30-6, các đơn vị đã thực hiện thoái vốn theo sổ sách được 1.718 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch so với Quyết định số 916/QĐ-BNN-QLDN và 34% so với kế hoạch thoái vốn các đơn vị đã đăng ký, giá trị thu về 1.825 tỷ đồng. Dự kiến, số vốn các đơn vị vẫn tiếp tục thoái là 3.308 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 30-7, ông Đỗ Văn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý DN (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Công tác thoái vốn ngoài ngành, bán tiếp phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần hiện còn chậm theo kế hoạch được phê duyệt. Việc thoái vốn khỏi những ngành nghề kinh doanh không phải là ngành nghề chính gặp khá nhiều khó khăn.

“Đặc biệt, giá trị cổ phiếu đối với các DN trong lĩnh vực nông nghiệp thấp, giá cổ phần chào bán còn thấp hơn mệnh giá, thậm chí khi chào bán cũng không có nhà đầu tư nào mua nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn. Việc thoái vốn đầu tư tại các DN kinh doanh thua lỗ cũng gặp nhiều khó khăn mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6-3-2014 nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các DN”, ông Nam nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Lê Thế Chỉ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) chia sẻ, Vinacafe cần thoái vốn tại 6 công ty cổ phần với số vốn chỉ khoảng 40 tỷ đồng, tuy nhiên, việc thoái vốn rất khó khăn. Đó là bởi mặc dù số vốn ít nhưng không có nhà đầu tư nào chấp nhận mua. Đối với các DN này, đến giờ Tổng công ty đã tiến hành đầy đủ các bước, từ xác định giá trị DN đến công bố chào bán nhưng hầu như không có nhà đầu tư tham gia.

Theo ông Chỉ, một trong những nguyên do khiến việc thoái vốn chật vật là bởi giá trị DN được xác định quá cao. Tại một số DN, Vinacafe đang dự tính sẽ cho xác định lại giá trị DN với mức hợp lý hơn để vận động cán bộ, công nhân viên trong công ty mua.

Xung quanh câu chuyện thoái vốn, ông Phan Xuân Quế, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Lương thực miền Bắc cho biết: Hiện đơn vị này đang gặp khó khăn trong thoái vốn tại các DN mà giá trị chào bán dưới giá trị xác định trong sổ sách. Hiện nay, đã có 6 DN hoàn tất các thủ tục chào bán để thoái vốn nhưng chưa thành công. Hoạt động của các DN này ngày một xấu hơn, nên mặc dù sau hai lần giảm giá xuống chỉ còn khoảng 80% giá trị xác định trong sổ sách, các DN này vẫn không thu hút được nhà đầu tư.

“Hoạt động thoái vốn tại các dự án của các công ty con trực thuộc Tổng công ty có giá trị dự án dưới giá vốn đầu tư hiện nay cũng rất chật vật. Bởi luật chỉ quy định về vấn đề chào bán tài sản thôi chứ chưa có quy định cho bán dự án. Chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn về vấn đề này để đơn vị thực hiện”, ông Quế nói.

Sẵn sàng gỡ vướng

Cũng vấp phải vấn đề thoái vốn, đại diện Tổng công ty Lâm nghiệp miền Nam cho biết: Tổng công ty có 7 công ty cổ phần giống mà tháng 3-2010 Bộ NN&PTNT đã giao phần vốn Nhà nước về cho Tổng công ty quản lý. 7 DN này đang có 6.300 ha rừng giữ hộ Nhà nước, địa phương, không thuộc tài sản của các công ty nhưng không được cấp nguồn kinh phí để chăm sóc, gìn giữ. Đến nay, Tổng công ty đã đề nghị thoái vốn ở 4 công ty giống không có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, khó khăn cũng từ việc DN giữ hộ 6.300 ha rừng của Nhà nước mà ra bởi DN không biết giải quyết như thế nào đối với diện tích này.

Đáp lại băn khoăn của các DN trong vấn đề thoái vốn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, Bộ NN&PTNT sẽ tích cực, thường xuyên xem xét kỹ lưỡng các vấn đề để nhanh chóng tháo gỡ. Riêng vướng mắc của Tổng công ty Lâm nghiệp miền Nam về việc các công ty cổ phần phải giữ 6.300 ha rừng hộ Nhà nước, gây khó khăn cho quá trình thoái vốn, Bộ trưởng giao Tổng cục Lâm nghiệp tìm hiểu, làm rõ vấn đề để đưa ra phương án xử lý cho phù hợp. “Quan điểm của Bộ là trước đây Bộ giao đất, giao rừng cho DN quản lý để DN hưởng lợi, nếu đến nay DN cảm thấy không còn nhiều lợi ích, thậm chí phiền hà khi phải giữ thì Bộ cũng sẵn sàng thu lại, giao về các địa phương để địa phương giao lại cho người dân trông nom, hưởng lợi”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng: Trong quá trình tái cơ cấu DN Nhà nước nói chung, công tác thoái vốn của các DN nói riêng, khi có bất kỳ khúc mắc gì liên quan tới lĩnh vực tài chính, các DN cần có báo cáo chi tiết, cụ thể gửi Vụ Quản lý DN (Bộ NN&PTNT) để tổng hợp, nắm bắt chung, sau đó Vụ Quản lý DN sẽ làm việc trực tiếp với Cục Tài chính DN để kịp thời tháo gỡ. Tinh thần từ Bộ Tài chính là sẵn sàng lắng nghe, hợp tác nhằm tháo gỡ nhanh nhất cho DN.

Đối với riêng vấn đề của Tổng công ty Lương thực miền Bắc về việc thoái vốn tại các dự án các công ty con của Tổng công ty đã đầu tư, ông Tiến khẳng định, đã có những DN từng xử lý tình huống tương tự. Trong trường hợp phần vốn Nhà nước gắn với từng dự án đầu tư, Tổng công ty Lương thực miền Bắc cần có báo cáo cụ thể để Vụ Quản lý DN (Bộ NN&PTNT) và Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) bàn bạc, tìm cách giải quyết, thậm chí phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Ông Đỗ Văn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý DN (Bộ NN&PTNT):

Muốn thúc đẩy thoái vốn phải hút nhà đầu tư chiến lược

Hiện tại một số DN 100% vốn Nhà nước, có vốn góp tại các DN khác, tuy nhiên các DN khác này (đặc biệt là DN mà Nhà nước chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) lại làm ăn thua lỗ, dẫn đến việc mất hết vốn Nhà nước. Khi thực hiện tái cơ cấu tại các DN khác này rất khó khăn.

Cụ thể, thực hiện thoái toàn bộ vốn Nhà nước thì không còn vốn để thoái. Thực hiện phá sản hoặc giải thể theo quy định của Luật DN thì vướng mắc do cổ đông khác dùng quyền phủ quyết của mình không thống nhất việc giải thể hoặc phá sản DN. Như vậy ảnh hưởng đến kết quả thoái vốn theo Đề án tái cơ cấu của DN đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Để đẩy nhanh công tác thoái vốn, việc thoái vốn nhất thiết cần gắn với thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng để tham gia quản trị DN, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025

    Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025

    2025-01-25 23:21

  • Đồng Nai: Phát động phong trào thi đua, khen thưởng người nộp thuế

    Đồng Nai: Phát động phong trào thi đua, khen thưởng người nộp thuế

    2025-01-25 21:42

  • 66 năm Gedeon Richter có mặt tại Việt Nam

    66 năm Gedeon Richter có mặt tại Việt Nam

    2025-01-25 21:39

  • Nhà giàu Việt chi bạc triệu săn bạch trà 500 năm tuổi dịp Tết

    Nhà giàu Việt chi bạc triệu săn bạch trà 500 năm tuổi dịp Tết

    2025-01-25 21:09

网友点评