Ford ủng hộ dùng công nghệ pin Trung Quốc Nhân chuyến đến thăm của các thành viên Quốc hội Mỹ hồi tháng 6,áchãngxeMỹmuốnthoátkhỏiphụthuộcvàoTrungQuốctrừcá cược trực tuyến Giám đốc điều hành Ford, ông Jim Farley đã trình bày kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin trị giá 3,5 tỷ USD của công ty. Ông cho rằng sử dụng công nghệ pin của Trung Quốc tại nhà máy Michigan là một cách thông minh để Mỹ bắt kịp Trung Quốc. Trên thực tế, Ford hy vọng sẽ đi trước bằng cách cấp phép cho công nghệ từ công ty Contemporary Amperex Technology của Trung Quốc (CATL) để lần đầu tiên sản xuất pin lithium-iron-phosphate ở quy mô công nghiệp ở Mỹ. Loại pin này rẻ hơn nhiều so với các loại pin khác, giúp giảm chi phí sản xuất ô tô. Ford đã lên kế hoạch sử dụng chúng trong các phiên bản của Mustang Mach-E và F-150 Lightning. Hãng này đã hợp tác với CATL, nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới dưới hình thức một thỏa thuận cấp phép chứ không phải là một liên doanh. Cụ thể, công ty Mỹ sẽ hoàn toàn kiểm soát công ty con sở hữu nhà máy có trụ sở tại Michigan, trả tiền bản quyền cho CATL để sử dụng công nghệ sản xuất của họ. Nhưng việc cấp phép cho công nghệ Trung Quốc đã gây ra phản ứng chính trị, bao gồm cả các đảng viên Đảng Cộng hòa ở Michigan. Một số ủy ban Hạ viện đã mở cuộc điều tra và tổ chức các phiên điều trần về thỏa thuận này. Hạ nghị sĩ John Moolenaar (R., Michigan) cho biết: “Chúng ta nên sử dụng khoản tiền của người nộp thuế để tài trợ cho sự đổi mới của người Mỹ nhằm dẫn đầu trong lĩnh vực này chứ không phải để trợ cấp cho nước ngoài”. Trong khi đó, hai hãng xe còn lại trong Big Three cùng đề xuất về điều kiện áp dụng ưu đãi tín dụng thuế trị giá 7.500 USD (tương đương 183 triệu đồng) cho người muốn mua xe điện mới. Cụ thể là, bắt đầu từ 2024, người mua không được hỗ trợ khoản tín dụng cho ô tô có chứa linh kiện pin từ bất kỳ nguồn nào mà Mỹ coi là “thực thể nước ngoài đáng lo ngại”. Chính sách này nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào pin và vật liệu của Trung Quốc. Theo giới quan sát, nếu các quy định quá khắt khe trên được thực thi, sẽ có rất ít xe điện đủ điều kiện nhận tín dụng thuế, khiến người Mỹ khó có thể chuyển từ xe chạy bằng xăng sang xe điện. Ngược lại, các quy tắc lỏng lẻo sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ các đảng viên Đảng Cộng hòa. Trước các đề xuất này, Ford đã tích cực vận động hành lang để có cách giải thích linh hoạt hơn về quy tắc “thực thể nước ngoài”. Theo giám đốc điều hành của Ford, nếu pin của hãng khiến người mua ô tô không thể nhận trợ cấp, họ có thể thu hẹp quy mô đầu tư. Tuy nhiên, đến ngày 25/9, hãng Ford đã tạm dừng việc xây dựng nhà máy pin mới. “Ford và công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Ford không phải là một thực thể nước ngoài. Mỹ là thị trường duy nhất chúng tôi hướng đến". Ông Chris Smith, Giám đốc quan hệ chính phủ của Ford, cho biết. GM không có kế hoạch hợp tác với các công ty pin Trung Quốc Trước đó, khi nắm được kế hoạch của Ford về việc xây dựng nhà máy pin công nghệ Trung Quốc ở Mỹ, Giám đốc điều hành Mary Barra của GM và nhóm của bà đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà lập pháp rằng: Các kế hoạch của Ford có thể là điềm báo về sự thống trị của Trung Quốc đối với ngành sản xuất ô tô của Mỹ. Do lo ngại Ford sẽ đạt được lợi thế quan trọng về công nghệ và chi phí trong cuộc đua xe điện nếu thỏa thuận của họ tiếp tục, các giám đốc điều hành và các nhà vận động hành lang của GM đã kêu gọi xây dựng một quy tắc nghiêm ngặt về “các thực thể nước ngoài cần quan tâm” để ngăn chặn những thỏa thuận cấp phép như vậy. Các giám đốc điều hành của GM đã trao đổi với chính quyền Biden rằng nếu người tiêu dùng có thể sử dụng tín dụng thuế để mua ô tô mà CATL giúp Ford sản xuất thì GM và các nhà sản xuất ô tô khác sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh. Họ cũng nói rằng không muốn hợp tác với các công ty Trung Quốc, làm suy yếu mục tiêu của Washington trong việc tách ngành công nghiệp ô tô ra khỏi Trung Quốc. Người phát ngôn của GM khẳng định: “Đây không phải là vấn đề giữa GM và Ford”. Bà cho biết GM muốn các quy tắc phải rõ ràng và tuân theo mục đích của Đạo luật Giảm lạm phát, vốn đã tạo ra các yêu cầu tín dụng thuế mới. Ông Robbie Orvis, Giám đốc cấp cao của Energy Innovation, một tổ chức tư vấn về các vấn đề khí hậu, cho biết tín dụng thuế và quy định về “thực thể nước ngoài cần quan tâm” sẽ định hình doanh số bán ô tô điện ở Mỹ trong 10 năm tới. Các nhà sản xuất ô tô lớn nhất Mỹ coi xe điện là tương lai của ngành, nhưng chi phí cao vẫn là rào cản lớn khiến doanh số bán xe điện ở Mỹ chưa thể bứt phá. Theo dữ liệu của Kelley Blue Book, trong tháng 7, giá trung bình của một chiếc xe điện mới là 53.469 USD (tương đương 1,3 tỷ đồng), cao hơn mức giá trung bình 48.334 USD (khoảng hơn 1,1 tỷ đồng) của ô tô chạy bằng xăng. Vì vậy, các nhà sản xuất ô tô coi khoản tín dụng thuế EV trị giá 7.500 USD là rất quan trọng để thu hút người tiêu dùng quan tâm và chuyển đổi phương tiện. Một phát ngôn viên của Bộ Tài chính cho biết các ưu đãi của chính quyền tổng thống Biden sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô của Mỹ trở lại dẫn đầu thế giới. Bà khẳng định: “Đạo luật Giảm lạm phát đang tăng cường an ninh năng lượng của chúng ta bằng cách khuyến khích đầu tư vào Mỹ... Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá và ứng phó với mọi lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế". Tuy nhiênn, csác quan chức chính quyền khác cho rằng trong quy định về tín dụng thuế, việc cấm các hãng xe điện có quan hệ hợp tác với Trung Quốc có thể gây phản tác dụng, khiến các nhà sản xuất ô tô không thể tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. Theo các lập luận mà các giám đốc điều hành của Ford đã đưa ra trong các cuộc gặp với các quan chức Nhà Trắng, cách nhanh nhất để Mỹ có thể bắt kịp Trung Quốc là học hỏi từ các công ty này. Bà Jennifer Harris, người từng làm việc về chuỗi cung ứng năng lượng sạch tại Nhà Trắng cho biết: “Tất cả các bên đều muốn Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc”. “Và để làm được điều đó, ở một số khu vực, con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất là học hỏi các bí quyết của Trung Quốc”. Một số nhà sản xuất ô tô đang tạm dừng đầu tư vào chuỗi cung ứng xe điện của họ cho đến khi những vật liệu hoặc công nghệ của Trung Quốc được chấp thuận theo các quy tắc cuối cùng về tín dụng thuế. Quy tắc “thực thể nước ngoài cần quan tâm” sẽ không chỉ áp dụng cho các nhà máy sản xuất xe điện và pin của chúng mà vào năm 2025, quy tắc này còn được áp dụng cho các công ty khai thác và xử lý nguyên liệu thô sử dụng để sản xuất xe điện. Đầu năm 2023, GM đã đầu tư 650 triệu USD, khoảng hơn 15 triệu tỷ đồng, vào Lithium Americas, công ty đang hướng tới mở một mỏ ở Nevada. GM trở thành cổ đông lớn nhất của Lithium America, vượt qua Ganfeng, một công ty Trung Quốc đang sở hữu 9,4% công ty. GM cho biết họ có kế hoạch đầu tư thêm vào Lithium Americas, làm giảm cổ phần nắm giữ của các cổ đông khác. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ cũng vốn dĩ có các quy định siết chặt việc trợ cấp như 50% giá trị của các thành phần pin được sản xuất hoặc lắp ráp ở Bắc Mỹ để đủ điều kiện nhận 3.750 USD và 40% giá trị của các khoáng chất quan trọng có nguồn gốc từ Mỹ hoặc một đối tác thương mại tự do để nhận khoản tín dụng 3.750 USD. Hiện chỉ có 5 nhà sản xuất xe điện tại Mỹ đủ tiêu chuẩn để được nhận trợ cấp là General Motors (với 2 thương hiệu Chevrolet và Cadillac), Ford, Rivian, Tesla và Volkswagen. Trong đó, chỉ có 3 hãng là Tesla, GM và Volkswagen được hưởng toàn bộ trợ cấp 7.500 đô la tín dụng thuế và duy nhất mẫu bán tải điện F-150 của Ford đạt đủ các tiêu chuẩn này. Minh Nhật (Theo WSJ) |