当前位置:首页 > Cúp C2

【ca river plate vs】Trà túi lọc sương sâm

Trà túi lọc sương sâm của hai em Trần Quốc Khánh và Huỳnh Phước Nguyên,ọcsươca river plate vs học sinh lớp 11, Trường THPT Trường Long Tây (huyện Châu Thành A), là một sản phẩm mới lạ, được kỳ vọng sẽ là đặc sản mới trong tương lai.

Hai em Trần Quốc Khánh và Huỳnh Phước Nguyên bên sản phẩm trà túi lọc sương sâm.

Những ngày đầu tiên bước vào mái trường cấp 3, giàn dây leo xanh mướt được trồng trên sân trường đã thu hút sự chú ý của hai học sinh Trần Quốc Khánh và Huỳnh Phước Nguyên. Hỏi ra mới biết, đó là cây sương sâm, một loại cây thân leo, thường mọc hoang dại trên bờ rào, sau vườn nhà. Đây là một loại cây gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người khi thường được dùng để vò lá, lấy nước làm thạch, là một món ăn vặt giải khát của nhiều người. Những năm gần đây, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, món ăn vặt này ít thấy xuất hiện. Và đây chính là nguồn cảm hứng sáng tạo cho Khánh và Nguyên.

Với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hữu Đường, giáo viên Trường THPT Trường Long Tây, Khánh và Nguyên bắt tay vào quá trình thử nghiệm sản phẩm trà làm từ lá sương sâm. Chưa có kinh nghiệm chế biến trà, chưa am hiểu hết tính chất của loại cây này, nên trong những lần đầu thực hiện, không tránh khỏi thất bại. Khi thì rang quá lửa, nên trà bị khét, phải bỏ đi cả mẻ. Khi thì lá sương sâm phơi không đủ khô, nên trà pha ra bị sánh đặc lại. Không nản lòng, Khánh và Nguyên tiếp tục nghiên cứu, qua gần nửa năm, mới thu được thành phẩm ưng ý và rút ra quy trình sản xuất. Cũng như bao loại trà khác, trà làm từ lá sương sâm phải trải qua các công đoạn như phơi lá, sấy lạnh và rang khô, sau đó xay nhuyễn rồi đóng gói vào túi lọc. Tuy nhiên, mỗi công đoạn đều cần có cách làm phù hợp để thu được sản phẩm đạt yêu cầu.

Trà túi lọc sương sâm có thành phần 100% là lá sương sâm, không bỏ thêm bất cứ nguyên liệu, hương liệu, phụ gia hay chất bảo quản nào. Do đó, sản phẩm hoàn toàn kế thừa những công dụng của lá sương sâm tươi như nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc, chữa táo bón, kiết lỵ và nóng nhiệt. Đồng thời, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, cao huyết áp, bệnh dạ dày và đái tháo đường. So với thạch sương sâm làm từ lá tươi, trà sương sâm có mùi thơm đặc trưng hơn, vị hơi nhẫn, hậu ngọt nhẹ. Khi pha trà, mỗi túi lọc cần dùng khoảng 200ml nước nóng. Trà có thể uống khi còn nóng hoặc uống với đá, có thể cho thêm đường tùy vào sở thích của mỗi người.

Sản phẩm trà túi lọc sương sâm ra đời chứa đựng nhiều khát khao và kỳ vọng của hai cậu học trò nhỏ. Theo em Khánh: “Sương sâm là một loại cây dễ trồng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng đang dần bị lãng quên. Nếu sản phẩm được sản xuất đại trà, sẽ giúp cây sương sâm được trồng phổ biến hơn, tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm cho bà con ở nông thôn. Chúng em cũng mong đây có thể sẽ trở thành một sản phẩm đặc trưng của huyện Châu Thành A và tỉnh Hậu Giang trong tương lai”.

Để tiến gần hơn tới khát vọng đó, Khánh và Nguyên đã mạnh dạn đầu tư máy ép túi lọc, tự tay thiết kế bao bì, logo cho sản phẩm của mình. Trà túi lọc sương sâm cũng được các em đem đi kiểm định chất lượng tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuộc Công ty TNHH Công nghệ NHONHO và được công nhận là không có kim loại nặng, vi khuẩn, nấm mốc, đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng năm 2021 mới đây, sản phẩm đã đạt giải nhì cấp huyện và giải nhất cấp tỉnh dành cho sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tiếp tục đồng hành cùng hai cậu học trò trên chặng đường sắp tới, thầy Nguyễn Hữu Đường, giáo viên Trường THPT Trường Long Tây, chia sẻ: “Do tình hình dịch bệnh nên trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm và đăng ký sở hữu trí tuệ. Sản phẩm cũng được lãnh đạo địa phương quan tâm để phát triển thành sản phẩm OCOP. Do đó, chúng tôi đang tìm hiểu các thủ tục pháp lý để tiến hành trong thời gian tới”.

Với những sự quan tâm và kỳ vọng đó, mong rằng trong tương lai, trà túi lọc sương sâm sẽ trở thành đặc sản nổi bật của Châu Thành A nói riêng và Hậu Giang nói chung.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

分享到: