Cơn lốc tăng giá hàng hóa toàn cầu
Ngay cả khi chiến tranh chưa nổ ra,àđầutưđổmạnhtiềnvàocổphiếusảnxuấtvậtliệukhaikhoácác nhà cái uy tín hiện nay giá hàng hóa cơ bản khắp toàn cầu đã tăng giá mạnh, do đứt gãy chuỗi cung ứng bởi dịch Covid-19. Xung đột Nga - Ukraine càng khiến rủi ro này lên cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thị trường chứng khoán sợ hãi. Nhà đầu tư đang cố gắng tìm kiếm lợi thế từ rủi ro.
Việc các nước trừng phạt Nga và Nga trả đũa các nước sẽ khiến thị trường thương mại hàng hóa toàn cầu vào khủng hoảng nguồn cung, thậm chí cả dòng chảy thanh toán (các ngân hàng Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT). Hàng hóa sẽ khó mua hơn, từ dầu khí tới ngũ cốc, sắt thép, nhôm... Giá các mặt hàng này đang tăng dữ dội và điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp tham gia sản xuất, khai thác những mặt hàng cơ bản này hưởng lợi.
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến dòng tiền đổ xô đi tìm các cổ phiếu hưởng lợi từ khủng hoảng giá hàng hóa. “Tay đua” mới gia nhập nhóm tăng kịch trần là các cổ phiếu than: TMB, NBC, TVD, THT, HLC, TDN tăng cực mạnh sau những ngày khởi động trước đó. Kể từ đầu tháng 2 tới hôm nay, TMB tăng 24,4%, NBC tăng 53,5%, TVD tăng 46,4%, THT tăng 33,6%, HLC tăng 28,9%, TDN tăng 28,5%.
Cổ phiếu dầu khí, phân bón cũng nằm trong nhóm tăng giá tốt. HPG tăng 2,83%, POM tăng 4,64%, NKG, HSG, SMC tăng kịch trần, DPM, DCM cũng tăng hết biên độ...
Xu hướng đầu cơ vào các cổ phiếu hàng hóa cơ bản cho thấy dòng tiền thông minh đang vận động có tính chọn lựa cao. Ngay cả khi chiến tranh hay khủng hoảng, vẫn sẽ có các doanh nghiệp hưởng lợi.
Hôm nay trên sàn HoSE có khoảng 200 cổ phiếu tăng giá bất chấp VN-Index sụt giảm 0,58% hay 8,76 điểm. 26 mã trong số này còn tăng giá kịch trần. Ngoài ra khoảng 80 mã khác tăng trên 1%. Mặc dù số lượng cổ phiếu tăng giá không bằng số lượng giảm (252 mã) nhưng khả năng lựa chọn của nhà đầu tư không phải là ít. Đặc biệt xu hướng của dòng tiền là khá rõ và nhà đầu tư chỉ cần nắm bắt xu hướng này.
Tâm lý phòng thủ vẫn là chính
Với hàng trăm cổ phiếu tăng giá, việc thị trường tốt hay xấu hôm nay hoàn toàn do góc nhìn của nhà đầu tư về mã nào. Tuy nhiên, điểm dễ thấy là không phải nhà đầu tư nào cũng sẵn sàng đánh đu vào trào lưu đầu cơ cổ phiếu hàng hóa cơ bản, hoặc “tất tay” vào xu hướng này.
Thanh khoản sụt giảm mạnh trở lại là tín hiệu cho thấy nhu cầu phòng thủ tiền mặt vẫn còn cao. HoSE và HNX hôm nay khớp lệnh 25.382 tỷ đồng, giảm 9% so với phiên trước và thấp nhất 3 phiên. Không có gì bất ngờ, cổ phiếu thép như HPG, HSG và NKG giao dịch rất cao. Đây là số ít mã có độ sâu đủ lớn để các nhà đầu tư giao dịch quy mô lớn tham gia. Các mã như cổ phiếu than tuy giá tăng mạnh nhưng thanh khoản lại nhỏ.
Mặt khác, việc linh hoạt thay đổi danh mục nhanh theo thời điểm chỉ phù hợp với các nhà đầu tư cá nhân. Các quỹ lớn thường có danh mục đa dạng và nắm giữ dài hạn. Các quỹ khó có chuyện xả cổ phiếu ngân hàng để “đánh đu” vài chục tỷ đồng vào cổ phiếu than. Có thể thấy khá rõ tuy cổ phiếu tăng giá và tăng trần là nhiều, giao dịch ở các mã này hầu hết phản ánh lệnh của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay cũng có hành động khác lạ khi bán ra rất nhiều. Tuần trước khối này mua ròng cổ phiếu HoSE khoảng 243,1 tỷ đồng và tuần trước đó mua ròng 1.575 tỷ đồng. Hôm nay khối này đột biến xả ròng 797 tỷ đồng trên HoSE. Tổng giá trị bán ra khoảng 1.987 tỷ đồng, tương đương 8,4% tổng giao dịch sàn. Đây là tỷ trọng khá lớn. Hầu hết các giao dịch bán là ở nhóm cổ phiếu blue-chips. Rổ Vn30 bị bán ròng 794,5 tỷ đồng.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
22.608 tỷ đồng (-8%) | 693,2 triệu (-6%) | 2.774 tỷ đồng (-11%) | 98,7 triệu (-6%) |