当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lịch dortmund】Biến động tỷ giá: Ngân hàng Nhà nước 'chịu chơi' đến đâu?

Với biên độ tỷ giá +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng,ếnđộngtỷgiáNgânhàngNhànướcchịuchơiđếnđâlịch dortmund từ 7/1, tỷ giá trần là 21.673 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.243 VND/USD.

Nếu chỉ nhìn vào bản thông cáo của Ngân hàng Nhà nước đưa ra về sự kiện, không có nhiều thông tin cần thiết để phân tích, nhận diện về diễn biến trên thị trường và hình hài cụ thể về lựa chọn lần này của chính sách.

Nhưng, cũng có thể định hình một số yếu tố xoay quanh nó.

Trước hết, đây là lần đầu tiên kể từ khi Ngân hàng Nhà nước đều đặn có định hướng quãng biến động tỷ giá, việc điều chỉnh mới diễn ra ngay từ đầu năm. Điều này đi cùng với bối cảnh đã khác.

Thoạt nhìn, diễn biến trên thị trường như đãnh đánh hơi được quyết định điều chỉnh, hay có khả năng xuất hiện tình huống trục lợi thông tin. Các ngân hàng thương mại liên tiếp nâng mạnh giá USD trên biểu niêm yết. Tuy nhiên, không có cơ sở cho nhận định này.

Mà ngược lại, bối cảnh đã dẫn đến phản ứng của Ngân hàng Nhà nước. Và đây là một phản ứng nhanh, trước mắt có thể đạt được một số mục đích cần thiết.

Bối cảnh đó là, cầu ngoại tệ có xu hướng tăng lên, thể hiện ở việc các ngân hàng vẫn nỗ lực kiềm chế giá bán ra, nhưng buộc phải nâng giá mua vào. Tại tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như Eximbank, Sacombank, ACB, Techcombank…, sau một thời gian dài mới có hiện tượng giá mua vào áp rất sát giá bán đến như vậy, chỉ quanh 20 VND.

Tại các “ông lớn” như Vietcombank, BIDV, dù phảng phất vai trò bình ổn thị trường ở việc giữ vững mốc giá bán ra 21.405 VND, nhưng giá mua vào cũng đã áp rất sát nhưng ngày gần đây, chỉ còn 25 VND.

Khác biệt là rõ ràng, chênh lệch giá mua vào - bán ra một cách bình thường tại rất nhiều thời điểm trong nhiều năm gần đây là từ 60 - 80 VND. Nay có áp sát đến như vậy.

Thứ nữa, bối cảnh cũng thể hiện rõ ở áp lực tăng tỷ giá. Giá USD bán ra trên biểu niêm yết của nhiều ngân hàng thương mại đã lên tới 21.455 - 21.458 VND, tức là hơi hướng kịch trần biên độ đã có. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2014, trạng thái kịch trần biên độ - biểu hiện của sự căng thẳng kết hợp với giá mua áp sát giá bán - mới thể hiện như vậy.

Và một thực tế nữa, tính định hướng của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bị đặt vào tình thế phải chịu đựng.

Thứ nhất, tính định hướng ở đây thể hiện ở mức giá niêm yết của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Giá mua vào, hay giá cho sức cầu của các thành viên trên thị trường đã chính thức vượt, vượt đáng kể mức nhà điều hành định hướng bán ra là 21.400 VND.

Thứ hai, tình thế phải chịu đựng nói thẳng ra, để bình ổn, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục bán ra ở từ mức giá định hướng đó. Chịu đựng bởi cuối 2014 nhà điều hành đã phải bán hơn 1 tỷ USD. Nay, nếu tiếp tục bán ra nữa (và có thể đã phải bán thêm?), sự suy giảm dự trữ ngoại hối là điểm được cân nhắc, nhất là khi Nghị quyết 01 Chính phủ vừa ban hành nếu rõ phải tiếp tục tăng được nguồn lực này.

Vấn đề liên quan là, giả sử Ngân hàng Nhà nước vẫn bán ra để bình ổn, thì phải bao nhiêu cho đủ. Thông điệp bán ra là có sức nặng, nhưng nếu không đủ mạnh sẽ khó thắng xu hướng thị trường; bán mạnh thì lại rơi vào tình thế nói trên.

Vậy nên, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh là để phản ứng với thị trường. Và đây là một phản ứng nhanh.

Một mặt, căn theo khoảng biến động định hướng tối đa 2% cho năm nay, việc “dùng” ngay 1% đồng nghĩa với giảm bớt kỳ vọng tiếp tục phá giá trên thị trường. Điều này kích thích cung ngoại tệ, đặc biệt là trước thực tế cán cân tổng thể thặng dư rất lớn năm qua.

Mặt khác, nếu như nguồn lực ngoại tệ bán ra can thiệp được tính toán thận trọng, hay mức độ “chịu chơi” của Ngân hàng Nhà nước không phải là vô hạn, thì một công cụ khác là lãi suất thường được dùng để cân đối với tỷ giá đến nay đã gần như cạn kiệt.

Giải pháp còn lại là phá giá VND ở mức độ chấp nhận được. Chấp nhận được xét ở việc cân đối với “của để dành” 1% còn lại theo định hướng khoảng biến động cho năm nay. Quan trọng nữa, mức độ phá giá còn phải nhìn sang bài toán nợ công, gắn với chi phí nợ nước ngoài bị đội lên trong cảnh báo có thể chạm trần trong năm 2015.

Vậy nên, như trên, quyết định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước là một phản ứng nhanh với thị trường, một lựa chọn hợp lý khi đặt trong các cân nhắc nói trên.

Vấn đề là, thị trường đã hài lòng hay chưa? Về tổng thể các cân đối, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán và có cơ sở với dự báo cung - cầu trong năm nay, với dự báo cán cân tổng thể sẽ thặng dư tiếp khoảng 8 tỷ USD…

Còn về mức độ “chịu chơi” như thế nào, đầu giờ sáng 7/1, mức giá mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đưa ra sẽ là một thông điệp tham khảo. Cùng đó, diễn biến của thị trường những ngày đầu sau điều chỉnh là rất đáng chú ý.

Còn đối với công tác điều hành nói chung, với Ngân hàng Nhà nước, năm nay, áp lực bình ổn tỷ giá đã đến sớm...

Theo VnEconomy

Năm 2015 ngành điện mới bù lỗ xong do chênh lệch tỷ giá

分享到: